LINH AN KHI DAO

Breaking

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU CỔ TAY


Dù đã nghe đến phương pháp bấm huyệt chữa đau cổ tay rất nhiều lần nhưng chắc hẳn có rất nhiều người khi nghĩ đến phương pháp này còn rất mơ hồ. Không biết cách trị đau cổ tay này thực hiện như thế nào? Bao lâu thì hiệu quả?


Bước 1: Làm ấm bàn tay và các ngón tay

Người bệnh chà xát hai lòng bàn tay với nhau, dùng lòng bàn tay trái chà xát lên mu bàn tay phải và ngược lại cho đến khi bàn tay nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay trái vê từng ngón tay phải và ngược lại. Thực hiện khoảng 2-3 phút.

Bước 2: Bấm huyệt Bát tà


Vị trí huyệt: Huyệt Bác tà nằm ở kẽ các ngón tay, tại đường tiếp giáp da giữa gan tay và mu tay, ngang với khe khớp xương bàn và ngón tay.



Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day lần lượt huyệt Bát tà.

Bước 3: Ấn huyệt Hợp cốc

Vị trí huyệt: Huyệt Hợp cốc nằm ở chỗ lõm của xương ngón cái và xương ngón trỏ, chỉ cần dùng ngón tay ấn theo xương ngón trỏ đến tại điểm cho cảm giác đau tức lan sang ngón út thì chính là huyệt.
Cách thực hiện: Ấn huyệt Hợp cốc với lực đạo vừa phải.

Bước 4: Day ấn huyệt Dương trì, huyệt Ngoại quan và huyệt Nội quan

Vị trí các huyệt:

Huyệt Dương trì: Nằm ở mu bàn tay nhìn thẳng từ ngón đeo nhẫn lên, gần với mắt cá tay.

Huyệt Ngoại quan: Từ vị trì huyệt Dương trì đo lên hướng cổ tay hai thốn.

Huyệt Nội quan: Từ điểm giữa nếp gấp cổ tay đo lên hướng cánh tay 2 thốn, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.

Cách thực hiện: Ấn mỗi huyệt này trong 30 giây với một lực vừa phải.

Bước 5: Day ấn huyệt Khúc trì

Vị trí huyệt: Huyệt Khúc trì nằm ở đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu tay khi co khủy tay vào.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Khúc trì trong 30 giây với lực vừa đủ.

Bước 6: Vận động các khớp tay

Người bệnh dùng tay phải bóp mạnh cánh tay trái từ vùng vai trở xuống, sau đó thực hiện gập khớp cổ tay, duỗi và xoay khớp cổ tay. Tiếp đó kéo các ngón tay sao cho phát ra âm thanh. Đổi sang thực hiện các động tác giống vậy với tay phải.

Tiếp tục gấp, duỗi và xoay khớp khuỷu, khớp vai trong 1 phút. Thực hiện cả hai bên cánh tay.

Bước 7: Thực hiện động tác vẩy tay

Bệnh nhân đứng thẳng, giang hai chân rộng bằng vai đồng thời thả lỏng toàn thân. Đưa hai tay về phía trước, ngón tay cái ngang bằng rốn để tạo với cơ thể một góc 45 độ.

Sau đó, người bệnh đưa hai tay xuống và đưa ra sau sao cho ngón tay út không vượt quá mông. Thực hiện lặp lại động tác này nhiều lần trong thời gian 2 phút.

Nếu đau cổ tay nhiều, bệnh nhân có thể dùng nẹp cổ tay lại để ổn định cổ tay đúng vị trí và giảm đau hiệu quả hơn.

Ngoài việc thực hiện cách bấm huyệt chữa đau cổ tay, người bệnh cũng nên phòng bệnh tái phát bằng cách cho cổ tay nghỉ ngơi và thư giãn, tránh hoạt động liên tục trong thời gian dài. Chú ý tư thế làm việc sao cho phù hợp để cổ tay không phải chịu quá nhiều áp lực. Đồng thời, bổ sung nhiều vitamin nhóm B, vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể vào chế độ ăn uống hàng ngày kết hợp với việc tập luyện thể dục thường xuyên, giúp xương khớp dẻo dai và chắc khỏe, ngăn ngừa đau nhức.

BÀI 2:

Chữa viêm gân cổ tay bằng xoa bóp bấm huyệt

Viêm gân cổ tay, nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do tư thế lao động, cổ tay luôn phải xoay chuyển, hay phải xách nặng, bê vác lâu dài dẫn đến sự tổn thương các bao gân ở cổ tay, phù nề. Bệnh nặng quá các cơ, dây chằng bị căng xoắn vặn có khi bị đứt.

Viêm gân cổ tay có thể làm cho các sợi gân dày lên, gân hẹp, cơ bắp, gây ra triệu chứng sưng đau, phù nề ở cổ tay, cầm nắm không chặt, vận động khó khăn vì khớp cứng lại.
Bệnh viêm gân cổ tay, theo quan niệm y học cổ truyền gọi là sưng gân (chứng tý). Bệnh mãn tính là do không chữa bệnh trong giai đoạn đầu, không điều trị triệt để kéo dài gây ra hư tổn.
Nếu bị bệnh này có thể điều trị lâu dài bằng thuốc tây. Có thể dùng đông y châm cứu thủy châm và vật lý trị liệu. Trong khuôn khổ bài này, xin giới thiệu phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
* Day bấm huyệt dương cốc: huyệt nằm trên nếp lằn cổ tay ở chỗ lõn phía ngoài bên trên ngón út. Dùng ngón tay cái bên lành bấm vào huyệt dương cốc bên đau 10 lần. Sau đó day nhẹ cho khí huyết lưu thông.
* Day bấm huyệt dương trì: Huyệt nằm trên lằn cổ tay ở giữa cổ tay của 2 huyệt dương cốc, dương khê. Kỹ thuật này bấm day như huyệt trên 10 lần.
* Day bấm huyệt dương khê: Huyệt nằm phía trong thẳng ngón cái lên chỗ lõm vết lằn cổ tay. Day bấm như huyệt trên 10 lần.
* Xoa bóp cổ tay: Dùng cả bàn tay bên lành bóp quanh cổ tay bên bệnh, vừa bóp nhẹ vừa xoa cổ tay cho khớp  mềm mại. Sau đó xoa cho nóng cơ, mềm gần ở cổ tay.
* Bấm huyệt hợp cốc: Huyệt ở khe của ngón chỏ và ngón cái. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc 10 lần. Sau đó day nhẹ nhàng cho thông kinh hoạt lạc.
* Lắc cổ tay: Dùng bàn tay làm cầm tay đau lắc nhẹ nhàng 10 vòng. Sau đó xoay nhẹ cho các sợi cơ gân co giãn cân bằng, khí huyết không bị chèn ép bởi khớp sưng to, gây đau và cứng khớp. Có thể dùng thêm chút dầu nóng để bôi cho có hiệu quả hơn. Cần tránh tiếp xúc với nước lạnh, không bê xách hay co kéo vật nặng để tránh tái phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SACH OSHO

https://ilook.asia/sach/toan-tap-tac-pham-bac-thay-osho-60.html