05. Cha mẹ hạnh phúc sinh ra người con hạnh phúc
Năng lượng bạn
mang vào khi quan hệ sẽ lôi kéo những linh hồn tương ứng. Người ta
thường không nhận thức được nhiều về điều này, thậm chí đôi khi người ta
mua một chiếc xe còn kĩ hơn việc tạo ra một đứa trẻ. Họ không hề nghĩ
đến việc họ muốn có một đứa con như thế nào, bởi nếu họ nghĩ, thì họ đã
hành động khác đi, có ý thức hơn.
Điều nên nhớ cho
một người sắp làm mẹ là hãy luôn duy trì cho mình trạng thái hạnh phúc
vui vẻ mọi lúc. Tránh những thứ tiêu cực vì nó sẽ phá hủy tâm trí của
đứa trẻ. Khi một đứa trẻ hình thành, nó không chỉ đi theo cơ thể bạn
đâu, mà còn theo tâm trí của bạn nữa, bởi vì chúng chính là những bản
thiết kế. Vậy nên nếu bạn tiêu cực, sự tiêu cực bắt đầu xâm nhập vào
thâu góp trong đứa trẻ ngay từ lúc ban đầu. Sau đó sẽ cần một hành trình
dài rất khó khăn để dừng nó lại. Nếu những người mẹ cẩn thận hơn, không
cần đến các nhà tâm lý học, phân tâm học hay bất cứ phương pháp chữa
bệnh điên khùng nào còn được cần đến.
Tâm lý học rất
phát triển ngày nay bởi vì những người mẹ. Họ là nhân tố quan trọng nhất
bởi vì chín tháng đứa trẻ sẽ sống dựa vào bầu khí quyển của người mẹ.
Đứa nhỏ hấp thụ tâm trí người mẹ, toàn bộ tâm trí. Vậy nên đừng bi quan
tiêu cực. Hãy sống nhiều hơn trong tâm trí vui vẻ chấp nhận, lạc quan -
dù cho đôi lúc nó có vẻ khó. Nhưng sự hi sinh đó của bạn sẽ tạo ra một
đứa trẻ tốt hơn. Nếu bạn thật sự muốn có một đứa trẻ chất lượng, toàn
vẹn, cá tính, một đứa trẻ hạnh phúc vậy thì sự hi sinh là cần thiết.
Phần này trong thiên chức làm mẹ chính là sự hi sinh. Cho nên đừng trở
nên bi quan dù chỉ một chút, hãy từ chối mọi sự buồn phiền. Từ chối giận
dữ, từ chối ghen tị, từ chối tính chiếm hữu, cằn nhằn, đấu tranh, từ
chối tất cả những thứ ấy. Bạn không thể kham nổi chúng đâu, chúng sẽ tạo
ra một cơ thể mới. Công việc là rất quan trọng để cho cơ thể mới ấy,
con người mới ấy không bị ngu ngốc và điên khùng.
Hãy tỏa sáng,
cầu nguyện, nhảy múa, ca hát, lắng nghe những âm nhạc đẹp - không phải
nhạc trẻ đâu. Lắng nghe nhạc cổ điển - thứ âm nhạc sẽ thẩm thấu và đi
rất sâu vào trong sự vô thức bởi vì đứa trẻ có thể nghe nó từ vùng vô
thức của nó.
Ngồi im lặng
nhiều nhất có thể, thưởng thức tự nhiên. Hãy ở cùng cây cối, chim muông,
muôn thú, bởi vì chúng rất ngây thơ. Chúng vẫn là một phần của khu vườn
Eden - chỉ Adam và Eva bị ném ra khỏi địa đàng thôi Vậy nên hãy ở cùng
thiên nhiên nhiều nhất có thể được, và thư giãn để cho đứa bé lớn lên
trong một tử cung hoàn toàn thư giãn, không lo lắng, căng thẳng; nếu
không thì ngay từ ban đầu đó đứa trẻ sẽ bắt đầu bị loạn thần kinh.Đối
với người cha: hãy giúp đỡ vợ những ngày này để cô ấy ngày càng lạc quan
hơn nữa. Đừng đẩy cô ấy vào trong sự lo lắng hay sầu muộn. Trao cho cô
ấy nhiều thời gian hơn để cô ấy có thể ngồi thinh lặng, tận hưởng thiên
nhiên chim muông cây cối. Hãy tránh xa những tình huống mà bạn nghĩ có
thế kích động cô ấy trở nên tiêu cực. Hãy trở nên yêu thương nhiều hơn,
tỏa sáng trong vùng thinh lặng của nhau nhiều hơn, bởi vì cả hai bạn
đang mang sự sóng đến từ cõi vô hình. Mỗi đứa trẻ đều thiêng liêng, và
khi thứ gì đó vĩ đại xảy ra, một vị khách đang đến nhà bạn, bạn không
nên tranh đấu. Và đó có thể là vị khách vĩ đại nhất từng đến với bạn,
vậy nên trong chín tháng này hãy cẩn thận, quan sát kĩ càng, cẩn trọng.
Hãy trở nên
đáng yêu hơn và bớt việc làm tình hơn. Nếu làm tình khi cả hai đang chìm
trong tình yêu sâu sắc, thì được, nhưng đừng để cảm hứng tính dục nảy
lên. Ngay từ ban đầu nó sẽ trao cho đứa trẻ một bộ rễ rất sâu về tình
dục. Tình dục thì tốt thôi nhưng nó chỉ nên là một phần của tình yêu,
giống như bạn nắm tay, ôm nhau cũng là những phần khác của tình yêu vậy.
Một ngày nào đó bạn làm tình nhưng chỉ là một phần của tình yêu, không
hoàn toàn là dục, nó giống như một cách giao tiếp.
06. Thưởng thức việc sinh nở
Thật ra người
mẹ có thể làm rất nhiều để giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn, nhưng tất
cả những việc làm ấy chỉ là vô-hành-động, nghĩa là thư giãn. Không làm
phiền, và khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn đau đơn giản hãy xuôi cùng đơn
đau ấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy sự chuyển động nơi tử cung, và cơ thể
bắt đẩu run rẩy sẵn sàng cho cơn sinh nở, cảm thấy một nhịp điệu được
kéo lên bên trong. Cái nhịp điệu đó người ta tưởng rằng là cơn đau, nó
không phải cơn đau, nó chỉ là sự hiểu sai của chúng ta và khiến chúng ta
bị đau. Vậy nên khi cảm thấy sự chuyển động khởi lên, đơn giản hãy chấp
nhận nó, trôi cùng nó. Nó chỉ giống như một hơi thở vào, thở ra, vậy
nên tử cung và đường dẫn bắt đầu mở rộng ra, co rút lại, đó chỉ là cách
để chuyển đứa bé ra bên ngoài. Khi bạn cảm thấy một chút đau, bạn quyết
định nó là cơn đau và bạn bắt đầu tranh đấu chống lại cơn đau ấy bởi vì
rất khó để mà không chống lại. Khi bạn bắt đầu tranh đấu, bạn bắt đầu
thực hiện một quá trình gây phiền nhiễu đến nhịp điệu của nó. Sự quấy
rầy ấy rất có hại cho đứa trẻ. Nếu người mẹ đơn giản là trợ giúp đứa
trẻ, nếu người mẹ đơn giản là đi theo cơ thể của cô ấy, lắng nghe nó, đi
theo nó, không chống lại bất cứ gì đang xảy ra - mở rộng với cơ thể, co
rút cùng với cơ thể, cho phép những cơn thúc đẩy và thưởng thức nó - nó
thật sự là một niềm khoái cảm, một trải nghiệm tâm linh tuyệt vời.
Nhưng nó phụ thuộc vào cách thức bạn đón nhận nó như thế nào.
Ví dụ, bây giờ
tại phương Tây người ta có nhiều ý tưởng tiến bộ về tình dục. Nhưng mặt
khác trong quá khứ nhiều thế kỉ trước, kinh nghiệm về lần quan hệ đầu
tiên đối với người phụ nữ là vô cùng đau đớn. Cô ấy rất sợ hãi lần đầu
tiên ấy bởi vì từ khi còn nhỏ mọi đứa trẻ đều được dạy rằng quan hệ tình
dục là thứ xấu xí, thú tính, vậy nên cô ấy đã run rẩy trong cơn sợ hãi.
Tuần trăng mật đến gần và phụ nữ run sợ trước ngày ấy. Cô ấy cảm thấy
như mình phải đi xuyên qua địa ngục đầy đau đớn. Nhưng ngày nay ở phương
Tây, ít nhất nỗi sợ đau ấy cũng đã biến mất. Nó trở thành một kinh
nghiêm đẹp, sự thăng hoa.
Nó chính xác
cùng cảm giác như khi sinh ra một đứa trẻ. Nó còn mang tới nhiều khoái
cảm thăng hoa hơn cả tình dục, bởi vì trong khoái cảm tình dục cơ thể
chỉ nhận lấy những rung động: mở rộng, co lại, mở rộng, co lại, nhưng nó
không có gì để so sánh với khi cô ấy sinh ra một đứa trẻ. Để sinh ra
đứa trẻ là một kinh nghiệm lớn hơn gấp trăm lần. Nếu bạn có thể chấp
nhận nó như là một cơn khoái cảm thế thì bạn có thể hạnh phúc, thăng
hoa, mãn nguyện, vậy đó - sau đó đứa trẻ đơn giản đến thông qua sự
chuyển dạ, với sự trợ giúp của bạn
Mặt khác nếu
người mẹ tranh đấu - đứa trẻ muốn ra khỏi tử cung nhưng người mẹ lại
đang tranh đấu, cô ấy không cho phép sự di chuyển cần thiết của tử cung
và đường dẫn cho đứa trẻ - sự chuyển động cần thiết - thỉnh thoảng đứa
trẻ bị mắc kẹt, cái đầu bị mắc kẹt. Nếu cái đầu bị mắc kẹt, đứa trẻ sẽ
chịu đau đớn khổ sở cả đời. Nó sẽ không thông minh như nó đáng lẽ, bởi
vì đầu nó rất mềm và não thì vẫn đang phát triển. Chỉ một chút rung động
sai, một cú sốc nhỏ và bộ não sẽ không còn khỏe mạnh như nó có thể nữa.
Vậy nên để giúp
đỡ, hãy chỉ thưởng thức. Chấp nhận nó như đó là chuyển động của một cơn
cực khoái, không gì cả. Không làm phiền đến cơ chế sinh tự nhiên, ấy đã
là sự giúp đỡ to lớn nhất cho đứa trẻ rồi. Sau đó đứa trẻ có thể ra dễ
dàng hơn, thư giãn hơn. Và sau đó đứa trẻ của bạn sẽ không cần tới những
phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý nữa, nếu không thì mỗi người đều cần
tới nó, lý do là vì mỗi người đều phải chịu đau đớn, tốn thương trong
quá trình được sinh ra. Việc ra đời là kinh nghiệm đầu tiên của đứa trẻ,
nếu kinh nghiệm đầu tiên ấy quá đau đớn, xấu xí, gần như giết chết nó:
những cơn thúc đẩy rất là chặt chẽ và chính xác và người mẹ thì lại quá
căng thẳng và đứa trẻ không thể ra ngoài, không thể thoát khỏi cơn thúc
đẩy ấy.
07. Hãy tạo một khởi đầu tốt lành hơn
Khi một đứa trẻ
ra khỏi tử cung, đó là một cú sốc đối với toàn bộ cuộc sống trước đó
của nó. Thậm chí cái chết cũng không gây sốc nhiều cho bằng, bởi vì cái
chết sẽ đến mà không báo trước. Cái chết sẽ đến hầu như chắc chắn khi
một người đang trong tình trạng vô thức. Nhưng đứa trẻ khi được sinh ra
khỏi bụng mẹ, nó rất có ý thức. Sau chín tháng say ngủ một giấc dài, một
giấc ngủ bình yên, nó bị làm phiền - và sau đó bạn lập tức cắt đứt mối
liên hệ của nó với mẹ của nó. Khoảnh khắc bạn cắt sợi dây rốn, bạn đã
tạo ra một nỗi sợ hãi cực kì lớn mang tính cá nhân, cho đứa trẻ. Đó
không phải là cách đúng đắn đâu, nhưng nó lại là cách được thực hiện
suốt bất lâu nay.
Đứa trẻ nên
được tách khỏi mẹ một cách thật từ từ, chậm rãi, nhẹ nhàng tinh tế hơn.
Không cần phải tạo Ta một cú sốc lớn như thế - việc đó có thể được sắp
xếp cơ mà. Một phương pháp khoa học là điều cần được dùng tới. Không cần
thiết phải chiếu sáng rực cả căn phòng, bởi vì đứa trẻ đã sống chín
tháng trời hoàn toàn trong bóng tối, nó có đôi mắt rất mỏng mảnh bởi vì
chưa tiếp xúc với ánh sáng bao giờ. Và trong mọi bệnh viện thời nay đều
ngập chìm ánh sáng điện, ánh sáng đèn nê-on nhân tạo, và đứa trẻ đột
nhiên phải đối mặt với ánh sáng ấy. Hầu hết những người bị bệnh về mắt
cả đời thường bắt nguồn từ lý do này, sau đó người ta sẽ phải dùng đến
mắt kính để hỗ trợ. Không loài động vật nào cần mắt kiếng cả. Bạn đã
từng thấy loài vật nào đeo kiếng để đọc báo chưa? Mắt của chúng hoàn
toàn khỏe mạnh hoàn hảo cả đời chúng, từ lúc sinh cho tới lúc chết. Chỉ
có con người và lý do là vì ngay từ điểm khởi đẩu, từ lúc mới được sinh
ra ấy. Không, đứa trẻ đáng ra nên được sinh trong bóng tối, hay ánh áng
yếu thôi, như ánh nến chẳng hạn. Bóng tối là tốt nhất nhưng nếu một chút
ánh sáng là cần thiết thế thì nến là đủ rồi.
Và những bác sĩ
họ làm gì nào? Họ thậm chí không đưa một chút thời gian nào cho đứa trẻ
để nó làm quen với thực tế mới. Cách mà họ chào đón đứa trẻ thật là xấu
xí làm sao. Họ sẽ treo ngược đứa trẻ lên bằng chân của nó, trong bàn
tay họ và vỗ vào mông đứa trẻ. Ý tưởng đàng sau cái nghi thức điên khùng
này là nó giúp cho đứa trẻ thở - bởi vì trong bụng mẹ nó không tự thở
chút nào, người mẹ thở cho nó, ăn cho nó, làm mọi thứ cho nó.
Được chào đón
đến thế giới này trong tinh trạng bị treo ngược lên, với một cú tét vào
mông, không phải là một khởi đầu tốt lành gì.
Nhưng những vị
bác sĩ thì thật là vội vã. Nếu không thì đứa trẻ sẽ bắt đầu hít thở theo
cách của nó, đứa trẻ phải rời bụng mẹ. Nó đã ở trong cái bụng ấy, an
toàn ấm áp, giờ thì nó đang ở bên ngoài. Như một người bị ném ra khỏi
nhà trong cơn bão. Đó là một sự thay đổi rất lớn. Người mẹ ngay đó nhưng
nó không thể chạm vào mẹ, nó không thể cảm nhận được mẹ vì nó đã bị
tách ra xa. Đứa trẻ nhận ra sự kết nối đấy. Nó hoàn toàn nhận ra rằng mẹ
chính là nhà của nó. Nó đã ra ngoài rồi, nhưng mẹ là nhà của nó, ngay ở
kia. Tại sao phải gấp rút? Hãy để cho nó ở bên cạnh mẹ thêm một chút
đi, để cho nó trở nên nhận biết và làm quen với mẹ từ bên ngoài, từ bên
trong thì nó biết rồi, hãy để cho nó biết thêm về mẹ từ bên ngoài nữa.
Nó cần biết mẹ ngay lúc nó vừa được sinh ra, chứ không phải nhiều giờ
sau nó, và tất nhiên, chỉ một khoảnh khắc ở bên mẹ vẫn không đủ, nó cần
thời gian.
Đừng cắt dây
rốn, hãy để cho nó tiếp tục cho đến khi nó tự mình hít thở bằng cách
riêng của nó. Ngày nay thì sao, người ta làm gì? Họ cắt dây rốn và tét
vào mông đứa trẻ để cho nó thở. Đây quả thật là một việc tra tấn, đây là
bạo lực, và nó hoàn toàn phản khoa học lẫn phi tự nhiên. Hãy để cho đứa
trẻ hít thở bằng chính nó. Nó sẽ mất vài phút thôi. Không cần vội quá
làm gì cả. Nó là vấn đề của cả một đời người. Bạn có thể hút thuốc lá
hai đến ba phút sau đó, bạn có thể thì thầm những điều ngọt ngào vào tai
người yêu sau vài phút cũng được, nhưng làm ơn hãy để cho đứa trẻ một
ít thời gian, vài phút thôi. Điều đó chẳng làm hại gì đến ai cả. Tại sao
phải vội vàng đến thế? Tại sao không thể cho nó chỉ ba phút thôi? Một
đứa trẻ không cần nhiều hơn ba phút. Hãy cho nó ba phút được tự thân vận
động, nó sẽ bắt đầu tự mình hít thở. Khi nó bắt đầu thở rồi, nó trở nên
tự tin rằng nó có thể tự mình sống cuộc đời bằng chính khả năng của nó
rồi. Sau đó bạn hãy cắt dây rốn, giờ dây rốn là vô dụng từ đây. Không
cần phải vội vàng cắt cái xoẹt để gây ra cú sốc lớn thế cho đứa trẻ làm
gì.
Sau đó yếu tố
quan trọng hơn tất thảy là, đừng đặt nó vào trong chăn, đừng đặt nó lên
giường. Không, trong chín tháng nó không thể sống trong chăn tí nào, nó
trần truồng, không gối, không nệm, không cả một cái giường - đừng tạo ra
sự thay đổi quá nhanh như thế. Đứa trẻ cần một cái bồn nhỏ với nước
cùng các điều kiện như khi ở trong bụng mẹ vậy - bụng mẹ chỉ như một đại
dương thu nhỏ, cùng lượng muối, cùng lượng hóa chất, chính xác như
nhau. Nó giống như là một bằng chứng rằng sự sống hẳn nhiên phải bắt
nguồn từ biển cả trước. Nó vẫn đang xảy ra trong nước đại dương.
Đó là lý do tại
sao khi một người phụ nữ có mang cô ấy bắt đầu ăn những thứ mặn, bởi vì
tử cung bắt đầu hấp thu muối - đứa trẻ cần chính xác cùng lượng muối
trong nước như lượng muối trong đại dương. Vậy nên hãy làm cho nước
trong bồn, một cái bồn nhỏ thôi, giống như nước biển và rồi đặt đứa trẻ
nằm trong bồn ấy, và nó sẽ cảm thấy hoàn toàn dễ chịu, được chào đón. Đó
là hoàn cảnh mà nó muốn được đặt vào khi vừa mới ra đời.
Vậy nên hãy cho
đứa trẻ một cơ hội, hãy tiếp đón nó một cách dịu dàng và đặt nó vào một
nơi giống như bụng mẹ vậy - nó sẽ hạnh phúc lắm.
Niềm hạnh phúc ấy sẽ theo nó cả đời!
08. Sữa mẹ tốt vì nó chứa tình yêu
Khi một người
mẹ cho đứa trẻ bú; cô ấy không chỉ cho sữa như mọi người vẫn nghĩ. Ngày
nay sinh học đã tìm ra một sự thật sâu xa rằng cô ấy đang trao cho đứa
trẻ ấy năng lượng - sữa chỉ là phần hình thấy được mà thôi. Người ta đã
làm nhiều thí nghiệm trên những đứa trẻ; họ cho một nhóm trẻ nhỏ ăn
uống; vitamin; sữa; mọi biện pháp chăm sóc y tế mà đứa trẻ cần nhưng
không cho nó lại gần mẹ, không cho nó những cái ôm âu yếm, những nụ hôn,
những lời trò chuyện và sau một thời gian nhóm trẻ ấy dường như ngày
càng co rút lại; thu mình lại; ốm yếu hơn, cứ như thể sự sống đang dần
rời xa nó. Chuyện gì đã xảy ra? Vậy nên bất cứ gì có trong sữa mẹ, đứa
trẻ cần chúng để phát triển một cách tốt nhất.
Chuyện đó đã
từng xảy ra tại Đức trong suốt chiến tranh; khi mà rất nhiều những đứa
trẻ mồ côi được sinh ra ở bệnh viện. Trong vòng một tuần đa số những đứa
trẻ sẽ chết hay hầu như chết. Một nửa trong số chúng chết dù cho mọi
điều kiện chúng cần đều đã được đáp ứng theo khoa học. Vậy có gì sai với
khoa học khi nó nói đứa trẻ cần thứ này thứ khác nhưng chúng vẫn chết?
Sau đó một nhà tâm lý đã khám phá ra rằng chúng cần những cái ôm, cần ai
đó âu yếm chúng; trao cho chúng tình yêu thương; cần ai đó cho chúng
biết rằng chúng vẫn đang được chào đón, chúng đặc biệt, chúng có lý do
để tồn tại. Chỉ thức ăn không thôi là không đủ. Cần một loại thức ăn nào
đó vô hình nữa, thức ăn dành cho tinh thần, cho linh hồn. Vậy nên nhà
tâm lý học này đã tạo ra một luật bất dịch rằng mọi bác sĩ, y tá, người
hộ sinh, trợ lý - tất cả phải dành ít nhất năm phút trong phòng để ôm
ấp, âu yếm và chơi với những đứa trẻ.
Thật kì lạ
những đứa trẻ mồ côi còn lại bắt đầu sống và khỏe mạnh hơn, chúng bắt
đầu lớn lên nữa. Từ đó trở đi rất nhiều việc nghiên cứu cũng đã được
thực hiện.
Khi một người
mẹ âu yếm đứa trẻ, năng lượng tuôn chảy. Năng lượng đó là vô hình -
chúng ta có thể gọi nó là tình yêu, hơi ấm. Thứ gì đó đã chuyển giao từ
người mẹ sang đứa trẻ, và không chỉ từ người mẹ sang đứa trẻ đâu, mà còn
từ đứa trẻ sang người mẹ nữa. Đó là lý do tại sao một người phụ nữ
không bao giờ xinh đẹp mặn mà cho bằng khi cô ấy làm mẹ. Trước đó, thứ
gì đó bị thiếu, cô ấy không hoàn chỉnh, vòng tròn bị phá vỡ. Khi một
người phụ nữ trở thành mẹ, vòng tròn được hoàn chỉnh. Một ân sủng lớn
lao đến với cô ấy từ một nguồn không ai biết. Vậy nên nó không chỉ là
việc người mẹ nuôi con mình đâu, đứa trẻ cũng nuôi dưỡng mẹ nó nữa - cả
thể chất lẫn tâm hồn. Cả hai hạnh phúc bên trong sự tồn tại của nhau.
Và không có bất
cứ mối quan hệ nào lại thân thiết đến vậy. Thậm chí những người yêu
nhau cũng không gần gũi nhau nhiều đến thế, bởi vì đứa trẻ được sinh ra
từ người mẹ, từ chính máu của cô ấy, tủy của cô ấy, xương của cô ấy. Đứa
trẻ giống như một sự mở rộng của chính sự tồn tại của người mẹ. Không
ai khác có thể lại gần hơn được nữa. Trong chín tháng đứa trẻ luôn được
nhắc rằng nó là một phần của mẹ, nó được "làm” từ mẹ, nó với mẹ là một.
Sự sống của mẹ chính là của nó, cái chết của mẹ cũng chính là cái chết
của nó. Thậm chí mãi sau này nó vẫn cứ tiếp tục, một sự chuyển giao năng
lượng, một sự giao tiếp của năng lượng tồn tại sẽ luôn nhắc nhở đứa nhỏ
và mẹ của nó.
Người mẹ được
gắn với ý tưởng về đồ ăn và tình yêu từ rất sớm. Cứ như là hai mặt của
đồng xu. Mục tiêu tình yêu của đứa trẻ lẫn mục tiêu về đồ ăn, trở thành
một. Không chỉ mỗi người mẹ đâu mà cả bầu ngực của cô ấy cũng trở thành
một phần: đứa trẻ nhận đồ ăn từ bầu vú mẹ và hơi ấm của tình yêu trong
đó.
Có một sự khác
biệt: khi người mẹ yêu đứa trẻ, cô ấy cảm nhận tình yêu ngay trên bầu
ngực mình khi đứa trẻ đang bú, cô ấy cảm thấy một sự rung động. Người mẹ
thích thú việc nuôi đứa trẻ bằng vú mình, đó là một dạng kích thích gần
như tính dục. Nếu người mẹ thật sự yêu mến đứa con của mình cô ấy sẽ
gần như tận hưởng được cả sự khoái cảm của việc cho con bú nữa. Ngực cô
ấy rất nhạy cảm, nó gần như là khu vực quyến rũ nhất. Cô ấy sẽ bắt đầu
rung động và đứa trẻ cảm thấy điều đó. Đứa trẻ trở nên nhận thức được
hiện tượng rằng mẹ nó đang thích thú. Cô ấy không chỉ đơn giản là cho
con bú, cô ấy còn tận hưởng việc ấy nữa.
Nhưng khi người
mẹ đưa bầu ngực ra chỉ vì cô ấy phải làm thế -không có tình yêu thương
sâu sắc bên trong - thế thì bầu ngực ngay lập tức sẽ bị lạnh, không hơi
ấm nào trong đó cả. Người mẹ không sẵn sàng, cô ấy đang đói chẳng hạn.
Cô ấy chỉ muốn làm đại đại cho xong và lấy núm vú ra khỏi miệng đứa trẻ
thật nhanh, đứa trẻ cũng có thể cảm thấy điều ấy. Nó quá rõ ràng đến nỗi
người mẹ trở nên lạnh lùng, cô ấy không có tình yêu. Cô ấy không thật
sự muốn làm mẹ vì vậy không thể là một người mẹ thực sự. Đứa trẻ dường
như cảm nhận được rằng nó không được cần đến, như một vị khách không
mời, nó sẽ cảm nhận được rằng nó không được chào đón.
Đứa trẻ cảm
thấy được cần đến chỉ khi mẹ nó tận hưởng và thích thú việc cho nó bú
bằng bầu vú của cô. Việc đó gần như trở thành một mối quan hệ yêu
thương; gần như một khoái cảm yêu thương. Chỉ những đứa trẻ được mẹ nó
nuôi nấng bằng tình yêu thì mới là đủ đầy. Bởi vì tình yêu từ mẹ là thứ
rất quan trọng cho toàn bộ sự tồn tại của nó. Nó biết sự tồn tại thông
qua người mẹ. Cho nên cái ý tưởng về mẹ sẽ dần trở thành ý tưởng của nó
trong cả cuộc đời.
Một đứa trẻ
không được mẹ yêu thương sẽ cảm thấy cô độc như một người ngoài hành
tinh trên trái đất này. Nó sẽ tự xem mình như một kẻ ngoài cuộc, một
người lạ mặt. Nó không thể tin tưởng vào cuộc đời, vào sự tồn tại. Nó
không thể thậm chí tin vào mẹ, làm sao nó có thể tin vào ai khác? Tin
tưởng trở thành điều bất khả. Nó sẽ nghi ngờ, nó sẽ tiếp tục tạo ra
những bình phong, sợ hãi, lo lắng, bất an. Nó sẽ nhìn thấy kẻ thù ở khắp
mọi nơi, đối thủ ở khắp nơi. Mọi khoảnh khắc trong đời nó sẽ cảm thấy
như mình bị nghiền nát, bị chèn ép, bị phá hủy. Thế giới dường như không
phải nhà chút nào đối với nó.
Nếu người mẹ
hạnh phúc, yêu thích việc nuôi đứa trẻ bằng sữa mẹ, thì sau đó đứa trẻ
sẽ không bao giờ ăn quá nhiều đâu, bởi vì nó tin tưởng, nó biết rằng mẹ
sẽ luôn luôn ở đó. Bất cứ khi nào nó đói thì mẹ nó sẽ làm cho nó no đầy.
Nó không bao giờ ăn uống một cách vô tội vạ.
Một tình yêu
tốt lành sẽ nuôi dưỡng đứa trẻ một cách lành mạnh. Nó sẽ không ốm cũng
không mập, nó sẽ luôn giữ được trạng thái cân bằng.
Chỉ cần quan
sát một đứa nhỏ, bất cứ khi nào nó cảm thấy bồn chồn nó sẽ đặt bàn tay
hay ngón tay vào miệng nó, nó sẽ bắt đầu mút chính tay của nó. Và tại
sao nó lại cảm thấy tuyệt thế khi ngón tay trong miệng? Tại sao nó sẽ dễ
chịu đến mức dễ dàng lăn ra ngủ? Đó là cách của gần như mọi đứa trẻ.
Bất cứ khi nào nó muốn ngủ mà giấc ngủ chưa tới, nó sẽ đặt ngón tay vào
miệng và thế là nó từ từ chìm vào giấc ngủ. Tại sao? Ngón tay trở thành
biểu tượng, nó giống như núm vú của mẹ, ngậm vào bầu vú ấy ngay lập tức
nó thấy thật dễ chịu và thư giãn làm sao. Bạn không thể nào ngủ được với
một cái bụng đói cồn cào, thật là khó mà ngủ được trong tình trạng đó.
Khi cái dạ dày no căng, mi mắt bắt đầu sụp xuống và bạn bắt đầu buồn ngủ
vì cơ thể cần nghỉ ngơi cho bao tử làm việc. Ngón tay cái chỉ như một
sự thay thế, nó không tiết ra sữa, nó là một thứ giả nhưng nó vẫn có thể
mang lại cảm xúc.
Khi đứa trẻ lớn
lên, nếu nó tiếp tục ngậm ngón tay cái ở nơi công cộng, mọi người sẽ
nghĩ nó là đồ điên, đồ ngốc nghếch, vậy nên thay vì ngậm ngón tay, nó
ngậm điếu thuốc. Một điếu thuốc thi trông không ngốc nghếch chút nào, nó
là thứ được xã hội chấp nhận. Thật ra ngón tay chỉ là ngón tay, không
có hại gì trong cái ngón tay ấy cả. Nó tốt hơn thuốc lá nhiều chứ. Nhưng
người ta đã dùng thuốc lá thay cho ngón tay và thuốc lá thì thật là độc
hại.
Ở những nơi mà
việc cho con bú không còn được ưa chuộng, thậm chí là chấm dứt hẳn,
người hút thuốc lá sẽ ngay lập tức xuất hiện ở nơi đó nhiều hơn. Đó là
lý do tại sao những nước phát triển hút thuốc nhiều hơn những nước chưa
phát triển, bởi vì những người mẹ không sẵn sàng nuôi con họ bằng sữa mẹ
nữa, họ sợ mình sẽ bị mất dáng, bị xấu. Ngược lại, trong các cộng đồng
bán khai thì một đứa trẻ bảy hay thậm chí tám - chín tuổi vẫn cứ tiếp
tục được bú mẹ. Những đứa trẻ này rất thỏa mãn và chúng chẳng bao giờ
cần đụng đến thuốc lá. Đó cũng là lý do trong các cộng đồng bán khai ấy,
đàn ông không quá phát điên về bầu ngực nữ giới, không ai thèm lén nhìn
bầu ngực các cô gái cả.
09. Những đồng hồ sinh học tự nhiên
Mọi cơ thể có
đồng hồ sinh học của riêng nó. Đừng theo đồng hồ của khoa học mà lãng
quên đồng hồ của đứa trẻ. Hãy lắng nghe cơ thể. Hãy đi theo trực giác
của cơ thể. Đừng cỗ chế ngự cơ thể. Cơ thể chính là nền tảng của bạn.
Một khi bạn bắt đầu hiểu được cơ thể, 99% khổ sở của bạn sẽ biến mất.
Nhưng bạn chẳng bao giờ chịu lắng nghe nó cả; nói gì đến thấu hiểu.
Ngay từ thời
thơ ấu chúng ta đã bị ngắt ra khỏi mối liên hệ mật thiết với cơ thể của
mình; chúng ta bị tách ra khỏi cơ thể. Khi đứa trẻ đói và khóc, nó muốn
được cho ăn nhưng người mẹ lại nhìn vào đồng hồ để căn giờ giấc. Nó sẽ
không được cho bú chỉ vì chưa đúng giờ. Người mẹ không nhìn đứa con của
mình. Những việc nhỏ như thế nhưng đứa trẻ không được cho ăn đúng lúc mà
cơ thể nó cần, dần dần tâm trí nó sẽ bị tách rời khỏi cơ thể. Thay vì
sữa, đứa trẻ được đem cho một cái núm vú giả. Giờ thì nó đang bị lừa và
nó cũng tự lừa bản thân mà không biết. Thay vì núm vú và tình yêu của
mẹ, bạn trao cho đứa trẻ một thứ rất sai; một thứ bằng nhựa dẻo, bạn
đang cố gắng phá hủy và ngăn trở sự nhạy cảm của cơ thể đứa nhỏ. Trực
giác và sự sâu sắc bên trong cơ thể không được phép cất lên tiếng nói
trong khi tâm trí thì bắt đầu hoạt động.
Đứa trẻ cứ mút
cái núm giả và nó buồn ngủ; nó ngủ. Giờ thì đồng hồ chỉ 3 giờ đã qua và
bạn mang sữa tới cho nó. Giờ nó đang ngủ, cả cơ thể nó đang ngủ, bạn
đánh thức nó dậy. Bạn lại đang phá hủy cái nhịp điệu tự nhiên của cơ thể
một lần nữa. Từ từ, bạn phá hủy toàn bộ sự nhạy bén và khả năng kết nối
của cơ thể đối với trực giác bên trong. Cái khoảnh khắc khi mà đứa trẻ
đánh mất hoàn toàn sự kết nối, nó sẽ không còn biết cơ thể nó muốn gì
nữa, liệu cơ thể có muốn ăn hay không ăn, nó không biết được nữa. Liệu
cơ thể có muốn được yêu hay không, nó cũng không biết luôn. Mọi thứ đều
bị thao túng từ phía bên ngoài.
Việc huấn luyện luôn phá hủy tính tự nhiên
Một sự phá hủy
có thể xảy ra khi những đứa trẻ bị huấn luyện đi vệ sinh đúng giờ cố
định mỗi ngày. Dần dà nó không thể kiểm soát sự hoạt động của ruột được
nữa, điều này mất chút thời gian, mất hàng năm trời để có thể kiểm soát
được. Giờ thì làm gì đây? Nó đơn giản phải rặn, phải cố gắng, nó làm mất
đi cơ cấu hoạt động tự nhiên của hậu môn, bởi vì điều này nó trở nên
gắn bó với những vấn đề của hậu môn.
Đó là lý do tại
sao người ta lại bị táo bón nhiều thế trên thế giới. Và thường chỉ có
con người mới phải chịu nhiều đau khổ từ chứng này. Không loài vật nào
bị vậy cả, trong thiên nhiên hoang dã không loài vật nào bị táo bón. Táo
bón thật ra là một chứng bệnh thuộc tâm lý học, nó là căn bệnh xảy ra
bởi sự phá hủy hệ thống năng lượng bên trong cơ thể. Và bởi vì táo bón
mà rất nhiều những thứ khác phát sinh ra trong tâm trí con người.
Một người trở
nên một kẻ tích trữ - một kẻ tích trữ kiến thức, một kẻ tích trữ tiền
bạc, một kẻ tích trữ đạo đức - trở thành một kẻ tích trữ và trở thành
một kẻ hà tiện bủn xỉn. Họ không thể cho bất cứ thứ gì đi cả. Bất cứ thứ
gì họ vớ được, họ sẽ giữ nó. Và với cái hậu môn trọng yếu này, một sự
phá hủy lớn xảy ra.
Ốm làm mạnh bản ngã
Ngay từ ban
đầu, từ khi còn rất nhỏ, có một thứ đi theo hướng sai toàn bộ, đó là bất
cứ khi nào đứa trẻ bị ốm, nó được mọi người chú ý nhiều hơn. Điều này
tạo ra một sự kết hợp kép: người mẹ yêu đứa trẻ nhiều hơn, người cha
cũng quan tâm nó nhiều hơn, toàn bộ gia đình đặt đứa trẻ vào trung tâm
cuộc sống, nó trở thành người quan trọng nhất. Không ai trao cho đứa trẻ
nhiều quan tâm cho bằng khi nó bị đau ốm. Đứa trẻ ốm dần trở thành một
đứa trẻ độc tài, nó tạo ra những điều luật của riêng minh. Một khi cái
bẫy tinh tế này được học tập, đứa trẻ nhận ra rằng bất cứ khi nào nó ốm
nó liền trở thành người đặc biệt theo cách nào đấy, mọi người đều phải
chú ý tới nó nhiều hơn, bởi vì nếu họ không chú ý, nó sẽ khiến cho người
ta cảm thấy có lỗi. Không ai có thể nói bất cứ gì hay bắt bẻ nó bất cứ
gì, chẳng ai trách nó vì chuyện ốm đau cả.
Nếu đứa trẻ làm
gì đó sai, bạn sẽ nói: “Con phải chịu trách nhiệm” nhưng nếu nó ốm thì
bạn chẳng nói gì về trách nhiệm cả, bởi vì ốm thì không can hệ tới nó
chút nào. Nhưng bạn không biết một sự thật rằng 99% bệnh tật đều là do
tự huyễn hoặc mà ta, nó là một thủ thuật người ta cố tình tạo ra để có
được thêm sự chú ý, sự ảnh hưởng, thêm sự quan trọng. Một đứa trẻ có thể
học được điều này rất nhanh và rất dễ dàng bởi vì vấn đề cơ bản của đứa
trẻ là nó không làm gì được với cái ốm cả, nó vô tích sự. Thật ra sâu
bên trong nó, nó biết rằng trong lúc ốm nó rất quyền lực và mọi người
đều yếu thế. Nó dần hiểu ra điều đó nhanh thôi.
Một đứa trẻ rất
nhạy cảm trong việc nhận biết mọi sự. Nó sẽ tới chỗ biết rằng “thậm chí
cha không là gì, mẹ không là gì, không ai là gì trước ta cả khi mà ta
ốm? Ốm đau theo cách nào đó trở thành một thứ rất ý nghĩa, rất đáng được
đầu tư. Bất cứ khi nào nó cảm thấy sự xao nhãng của mọi người, bất cứ
khi nào nó cảm thấy “mình đang không là gì cả” tự nhiên nó sẽ muốn bị
bệnh và rồi sẽ bị bệnh, chính đứa trẻ tạo ra căn bệnh đó trong tâm trí.
Đó chính là vấn đề, một vấn đề sâu thẳm bởi vì bạn có thể làm gì đây?
Khi một đứa trẻ ốm mọi người đều phải chú ý tới nó nhiều hơn.
Giờ thì tâm lý
học đang đề nghị rằng khi một đứa trẻ ốm, hãy chăm sóc nó nhưng đừng quá
chú ý và quan tâm quá nhiều. Đứa trẻ nên được chăm sóc y tế cẩn thận
nhưng không phải tâm lý học. Đừng tạo ra quá nhiều những ý tưởng trong
đầu nó rằng ốm yếu là đáng giá. Nếu không thì cả đời nó sẽ bắt đầu tạo
ra những cơn ốm bệnh khi nó cảm thấy không được chú ý. Khi đó người vợ
không thể nói bất cứ gì, không ai có thể tạo ra cản trở gì khi một người
bị ốm. Ai cũng thương và mang nhiều chú ý tới hơn. Nó làm mạnh bản ngã.
Hãy cho phép bọn trẻ được khóc
Ngay từ lúc ban
đầu, đứa trẻ muốn khóc, muốn cười. Khóc là việc rất cần thiết từ sâu
bên trong, thông qua việc khóc, mỗi ngày đứa trẻ lại được tẩy rửa, thanh
lọc.
Đứa trẻ có rất
nhiều những thất vọng. Nó được sinh ra theo cách như thế nên khóc là
việc cần thiết. Đứa nhỏ muốn thứ gì đó nhưng nó không thể nói ra là thứ
gì, nó không thể diễn đạt được điều nó muốn. Cha mẹ thường không mang
lại đúng thứ nó cần. Đôi khi mẹ nó không gần bên và mọi người bận làm
việc gì đó, nó không có được sự chú ý mà nó cần, nó bắt đầu khóc. Người
mẹ muốn an ủi nó, thuyết phục nó cho nhanh vì việc khóc của đứa nhỏ làm
phiền đến mọi người, cả nhà. Không ai muốn nó khóc, khóc là một việc
phiền nhiễu nên mọi người cứ cố để phân tâm đứa nhỏ miễn sao để nó không
khóc nữa. Mọi người bắt đầu mua chuộc nó, mẹ sẽ đưa cho nó đồ chơi,
hoặc bầu sữa... bất cứ gì để đánh lạc hướng hoặc để an ủi nó, cố thuyết
phục rằng nó không nên khóc.
10. Trí thông minh
Trí thông minh
không phải là thứ người ta có thể kiếm được hay thu lượm được, nó là vốn
sẵn có, là vốn bẩm sinh, nó là thứ thuộc bên trong chính cuộc sống.
Không chỉ trẻ con mới thông minh, động vật cũng thông minh theo cách
riêng, cây cũng thông minh. Tất nhiên chúng hoàn toàn là những kiểu
thông minh khác nhau bởi vì bản thân chúng là không giống nhau. Nhưng
giờ đây một sự thật đang được thảo luận rằng mọi dạng sống đều thông
minh. Thật ra sự sống và sự thông minh là hai thứ song hành, toàn bộ sự
sống thì vô cùng thông minh: không có bất cứ thứ gì dư thừa trên cuộc
đời này cả, kể cả một hạt cát.
Con người sống
trong cảnh tiến thoái lưỡng nan vì lý do đơn giản rằng anh ta không chỉ
thông minh mà còn nhận thức được cả sự thông minh của mình. Đó là thứ
duy nhất chỉ loài người mới có. Đó là một đặc quyền, đặc ân, niềm vinh
dự nhưng nó có thể thay đổi dễ dàng để biến thành sự khổ sở của anh ta.
Con người nhận thức rằng mình thông minh và nhận thức đó mang lại những
vấn đề của riêng nó. Vấn đề đầu tiên là nó tạo ra bản ngã.
Bản ngã không
tôn tại ở nơi nào khác ngoại trừ trong tâm trí con người, và bản ngã bắt
đầu lớn dần lên hệt như cách một đứa trẻ lớn lên. Cha mẹ, trường học,
mọi thứ đều giúp làm mạnh thêm cho bản ngã vì lý do đơn giản: trong hàng
thế kỉ con người đã phải tranh đấu để tồn tại nên ý tưởng về việc trở
nên mạnh hơn, quan trọng hơn đã dần được ấn định, được thiết lập vào sâu
thẳm vô thức của loài người. Nó nói rằng chỉ những người có bản ngã đủ
mạnh mới có thể tổn tại trong cuộc chiến cuộc đời. Cuộc đời trở thành
một cuộc tranh đấu đế tồn tại. Rồi thì các khoa học gia thậm chí còn làm
cho việc này thêm phần thuyết phục bằng học thuyết về sự tồn tại của
phiên bản thích hợp nhất - sự chọn lọc tự nhiên dành cho những kẻ mạnh
nhất. Vậy nên toàn xã hội vận hành xoay quanh việc cố gắng giúp cho mỗi
đứa trẻ trở thành ngày càng mạnh hơn về bản ngã, và đó chính là khi các
vấn để khác nảy sinh.
Bản ngã càng
mạnh thì nó bắt đầu bao quanh trí thông minh giống như một lớp dày của
bụi bẩn, của bóng tối. Trí thông minh là ánh sáng, bản ngã là bóng tối.
Trí thông minh thì rất mong manh, bản ngã lại cứng nhắc. Trí thông minh
giống như một bông hoa hồng, bản ngã thì giống như một tảng đá. Và nếu
bạn muốn tồn tại, họ nói - những người tự cho là mình hiểu biết - thì
bạn phải trở nên giống như đá tảng. Bạn phải mạnh, phải cứng rắn, không
được mong manh nhạy cảm. Bạn phải trở thành một thành trì vững trãi,
đóng kín, vậy thì bạn không thể bị tấn công từ bên ngoài. Bạn phải trở
nên dày và cứng đến độ không thể bị khoan thủng.
Nhưng thế thì
bạn trở nên đóng kín. Thế thì bạn trở nên một hiện tượng chết trước cả
khi kịp bận tâm đến trí thông minh của mình. Bởi vì trí thông minh cần
một bầu trời rộng mở, cần gió, cần không khí thông thoáng, cần mặt trời
để có thể lớn lên, để mở rộng ra, để tuôn chảy. Để duy trì sự sống thì
luôn cần những dòng chảy liên tục, nếu nó bị ứ đọng thì nó sẽ trở nên
hôi thối và thành hiện tượng chết.
Trí thông minh của bạn như là một cây hoa dại bị cất vào trong một hốc đá vững chãi của bản ngã.
Nó an toàn nhưng nó chết.
Người lớn không
cho phép trẻ con được giữ nguyên trí thông minh của chúng. Điều đầu tiên
là nếu chúng thông minh chúng sẽ trở nên nhạy cảm, chúng sẽ trở nên
mong manh, chúng sẽ trở nên rộng mở. Nếu chúng thông minh chúng sẽ có
thể thấy rất nhiều điều dối trá trong xã hội, trong cuộc sống, trong
những nhà nguyện nhà thờ, trong hệ thống giáo dục. Chúng sẽ trở nên nổi
loạn chống lại những hệ thống ấy. Chúng sẽ trở nên cá nhân và không dễ
bị biến thành những con lừa một cách dễ dàng. Bạn có thể vò nát chúng
nhưng vẫn không dễ dàng biến chúng thành nô lệ được. Bạn có thể phá hủy
chúng theo nhiều cách nhưng bạn không thể ép buộc chúng thỏa hiệp được.
Đó là điều nguy hiểm đầu tiên của thông minh mà người ta cố tránh. Người
ta có thể dùng đá để đập nát một cây hoa nhưng không thể nào bảo cây
hoa phải ngưng nở, nhưng tỏa hương thơm - không cách nào điều khiển được
cả.
Một mặt, trí
thông minh là thứ rất mỏng manh, như hoa hồng, mặt khác nó lại có sức
mạnh riêng của nó. Một thứ sức mạnh tinh tế mong manh; không hề thô
cứng. Thứ sức mạnh ấy là sức mạnh của sự nổi dậy, của một thái độ không
thỏa hiệp. Một người không sẵn sàng bán đi linh hồn mình. Bạn đã thấy
những cây hoa mọc ra từ tảng đá chưa? Những cây hoa đâm ra từ xi măng,
đâm thủng lớp nhựa đường cứng ráp? Đó chính là sức mạnh của nó.
Hãy quan sát
những đứa trẻ nhỏ và bạn sẽ thấy sự thông minh của chúng. Vâng; chúng
không phải những người hiểu biết đâu - nếu bạn muốn thấy chúng theo kiểu
hiểu biết bạn sẽ không thấy chúng thông minh chút nào theo cách đó. Nếu
bạn hỏi chúng những câu hỏi liên quan đến thông tin, chúng sẽ trông có
vẻ không thông minh. Nhưng hỏi chúng những câu thật sự mà xem, những câu
mà không liên quan đến thông tin kiến thức ấy, những câu mà liên quan
đến cảm xúc nội tâm chẳng hạn thì bạn sẽ thấy chúng thông minh hơn bạn
rất nhiều. Tất nhiên bản ngã của bạn sẽ không cho phép bạn chấp nhận nó;
nhưng nếu bạn có thể chấp nhận, nó sẽ hữu ích vô cùng. Nó sẽ giúp bạn,
bởi vì nếu bạn có thể thấy trí thông minh của chúng thì bạn có thể học
hỏi từ chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét