LINH AN KHI DAO

Breaking

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TRẺ EM P4- OHSO

16. Đừng bao giờ nói dối một đứa trẻ

Tôi đã có một thỏa thuận với cha tôi về việc không bao giờ nói dối. Ông cũng đã phải cam kết với tôi rằng bất cứ khi nào tôi nói lên sự thật thì ông sẽ phải thưởng cho tôi; kể cả khi sự thật ấy làm ông đau đớn. Ông đã phải thưởng cho sự thật của tôi rất nhiều lần, kể cả khi bị mọi người khác lên án. Ông nói: "Các người có thể trừng phạt nó, tôi không bận tâm chuyện nó làm với các người là gì. Nhưng điều nó nói ra đúng là sự thật và tôi đồng ý; thế nên tôi vẫn sẽ thưởng cho nó”. Thật là một người cha tuyệt vời. Chính vì ông mà tôi không bao giờ sợ hãi hay phải lo lắng về những lời nói dối. Tôi không bao giờ nối dối.

Sự thật là sự thật và không ai nên bị ngăn cấm khỏi nó. Chỉ bởi vì những đứa trẻ còn nhỏ; chúng phải được nuôi bằng sự nói dối sao? Sự thật chỉ dành cho những người trưởng thành sao? Thế thì thành ra điều đó ngụ ý sự thật là nguy hiểm cho tâm thức mong manh của đứa trẻ sao?

Sự thật không bao giờ là nguy hiểm, điều giả dối là nguy hiểm. Nếu bạn nói điều giả dối với một người trưởng thành; người đó có lẽ có khả năng bảo vệ; điều đó có thể được tha thứ. Nhưng đừng bao giờ nói điều giả dối với một đứa trẻ bởi vì nó không bảo vệ được, không thể biện hộ được. Nó phụ thuộc quá nhiều vào bạn, nó tin cậy quá nhiều vào bạn - đừng lừa dối nó. Đây là phụ bạc! Việc nói bất kỳ lời nói dối nào đều ngụ ý bạn đã lừa dối đứa trẻ. Và cuối cùng bạn sẽ ở trong rắc rối. Sớm hay muộn, đứa trẻ sẽ phát hiện ra rằng bạn đã và đang nói dối. Chính ngày đó mọi sự tin cậy vào bạn sẽ biến mất.

Nếu giới trẻ bắt đầu nổi loạn chống lại bố mẹ, trách nhiệm là không ở chúng, trách nhiệm là của bố mẹ. Họ đã nói quá nhiều lời dối trá. Và bây giờ, dần dần, bọn trẻ bắt đầu phát hiện ra rằng chúng tất cả đều là những lời nói dối. Khi bạn nói quá nhiều những lời nói dối, thậm chí sự thật là chính bạn đã dạy cho chúng trở nên ngờ vực, không tin tưởng thế thì một điều là chắc chắn, chúng cũng sẽ đánh mất tin cậy vào bạn. Bạn đã lừa dối, bạn đã đánh lừa, bạn đã trở nên xấu xí trong tâm thức của chúng. Ấn tượng của bạn là không còn tốt chút nào nữa. Trong thực tế, chúng sẽ không bao giờ có thể tin cậy vào bất cứ ai.

Bạn sẽ không bao giờ có khả năng tin cậy vào người phụ nữ bạn yêu, người đàn ông bạn yêu. Bạn sẽ không bao giờ có thể tin cậy người thầy nào cả. Bạn sẽ không bao giờ lần nữa có khả năng lấy lại sự tin cậy của bạn vào cuộc sống của mình. Vì đâu mà tin cậy của bạn bị phá hủy? Vì cha mẹ đã không thành thật với bạn. Họ giấu giếm nhiều thứ, họ dối trá nhiều thứ.

Trẻ con là rất mẫn cảm. Chúng cứ quan sát, chúng cứ thấy điều ngu ngốc bạn đang nói về, nào là những con cò mang trẻ em đến thế giới này... Đấy là một dạng lừa dối. Và bạn có thể lừa dối chúng được bao lâu? Cuộc sống có đó, và cuộc sống là liên quan đến sự sinh sản con cái. Và chúng đang quan sát cuộc sống. Chúng sẽ nhìn thấy những con vật làm tình, chúng sẽ thấy những con chim đang làm tình. Còn bạn có thể cứ tin tưởng rằng chúng đã không bao giờ nhìn thấy bạn làm tình; bạn có thể cứ tin vào điều đó, nhưng trẻ con biết rằng bố mẹ chúng làm tình. Vào lúc bắt đầu chúng có thể nghĩ họ đang đánh nhau hay cái gì đó, nhưng chẳng sớm thì muộn chúng khám phá ra rằng cái gì đó sẽ cứ ẩn dấu phía sau họ. Tại sao tạo ra sự ngờ vực và nghi ngờ này? Tại sao không thành thật? Sự thật luôn luôn tốt, sự thật luôn luôn thiêng liêng. Hãy để chúng biết mọi thứ như chúng là.

Sự thật không bao giờ là kẻ thù, tình dục hay cái khác cũng vậy. Hãy đối xử tốt với sự thật. Và trẻ con là rất khoan dung. Chúng có thể ngay lập tức chấp nhận thực tế. Chúng không có định kiến nào, chúng không có ý niệm nào về đúng hay sai. Nếu bạn nói với chúng sự thật, chúng hiểu nó là vậy và chúng quên tất cả về điều đó. Và nó sẽ tạo ra một sự tin cậy lớn lao trong bạn. Bạn đừng bao giờ đánh lừa chúng.

Giáo dục giới tính là một trong những nguyên nhân cơ bản của mối bất hòa giữa các thế hệ. Cái ngày đứa trẻ phát hiện ra rằng bố mẹ đã đánh lừa nó, nó mất tất cả gốc rễ trong việc tin cậy. Đó là cú sốc phá hủy nhất bạn có thể trao cho hệ thống mong manh đó. Cứ nói sự thật như nó là và đừng cố gắng suy đoán về nó; và đừng cứ lòng vòng. Nói với đứa trẻ cái cách nó là.

Tại sao có quá nhiều nỗi sợ về điều đó trong bạn? - bởi vì bố mẹ bạn đã không nói điều đó cho bạn, bởi vậy bạn cảm thấy chút ít run, căng thẳng, sợ, như thể là bạn đang di chuyển vào khu vực nguy hiểm nào đó. Là rất đơn giản, trực tiếp. Và bất kỳ khi nào một đứa trẻ hỏi bất cứ cái gì, nếu bạn biết, nói cho nó. Nếu bạn không biết về điều đó, nói rằng bạn không biết. Có hai cách sai mà bạn có thể phạm phải: một là nói cái gì đó mà không phải sự thật vốn có - một việc nguy hiểm; cách khác là nói cái gì đó mà bạn không biết.

Ví dụ, đứa trẻ hỏi: “Ai đã tạo ra con” và bạn nói “Con cò” hay ví dụ, đứa trẻ hỏi “Ai đã tạo ra thế giới?” và bạn nói: “Thượng đế.”

Một lần nữa bạn đang dẫn dắt đứa trẻ vào trong mối phiền lụy. Bạn không biết; bạn đang giả vờ rằng bạn biết. Chẳng mấy chốc đứa trẻ sẽ phát hiện ra rằng bạn không biết gì, Thượng đế của bạn là không có thật. Và vấn đề không là Thượng đế của bạn đã được chứng minh là không có thật, vấn đề là bây giờ toàn thể ý niệm về Thượng đế được chứng minh không có thật. Bạn đã phá hủy một khả năng vô cùng của việc điều tra về Thượng đế.

Bạn nên nói: “Cha không biết. Cha đang cố gắng để biết. Cha cũng dốt nát như con vậy. Nếu cha tìm thấy trước con, cha sẽ nói cho con, nếu con tim thấy trước, vui lòng hãy nói cho cha biết với.”

Và con trai bạn sẽ tôn trọng bạn mãi mãi vì sự thật thà này của trái tim, vì phẩm chất này, rằng bạn không bao giờ giả vờ, rằng bạn không bao giờ có gắng ngụ ý rằng bạn biết còn con bạn thì không. Bạn không ngụ ý mình là người ích kỉ. Việc nói với đứa trẻ: “Thượng đế đã tạo ra thế giới” bạn không có chút hiểu biết nào về điều đó. Bạn chỉ đang tận hưởng cái giá của sự dốt nát của đứa trẻ. Nhưng bạn có thể tận hưởng tri thức này được bao lâu? Đừng bao giờ nói với đứa trẻ những cái mà bạn bản thân bạn không đủ khả năng làm.

Đừng nói với đứa trẻ: “Là chân thật, luôn luôn là chân thật” - Bởi vì một khi nó bắt quả tang bạn đang dối trá, bạn đã phá hủy cái gì đó vô cùng có giá trị. Và không có cái gì quí giá hơn sự tin cậy.

Bạn có thể che dấu sự thật được bao lâu? Một ngày ai đó gõ cửa, và bạn nói với đứa bé, “Nói với người đó cha không ở nhà.” Và bây giờ đứa bé biết rằng nói về sự thật là một điều, nhưng điều đó không có nghĩa là phải theo và thực hành. Bạn đã tạo ra tính hai mặt trong nó bởi việc nói cái gì đó, giả vờ cái gì đó, và việc là cái gì đó khác hoàn toàn trái ngược với nó. Bạn đã tạo ra sự chia chẻ trong nó. Mọi sự chia chẻ đều là tội lỗi vì nó đưa đứa trẻ ra xa khỏi tính toàn bộ, tính hợp nhất, tính Thượng đế.

Một lần cha tôi đã dặn tôi như vậy, và tôi nói đúng điều ông ấy dặn nhưng sau đấy ông ấy đã nổi giận với tôi. Tôi nói với vị khách đến tìm cha tôi rằng: “Cha con đang trốn ở bên trong kia, nhưng ông ấy dặn con nói với bác rằng ông ấy ra ngoài rồi.” Tôi không thể nói dối vì chính cha tôi đã dặn không được nói dối, hai lời dặn mâu thuẫn nhau và tôi đã xử lý điều đó một cách gọn gàng.

Nếu bạn biết cái gì đó, nếu đứa bé hỏi về dục hay làm sao đứa bé đi vào thế giới này, và bạn biết - thế thì đơn giản nói điều đó như nó là. Làm điều đó đơn giản nhất có thể được bởi vì đứa trẻ đang không hỏi về sinh lý học hay về môn hóa học hay về cơ chế bên trong của dục. Nó đang không hỏi về tất cả điều vô nghĩa đó; đó không phải là quan tâm của nó. Đừng bắt đầu nói với nó về sinh lý học - bởi vì cái chúng làm trong trường học trong cái tên giáo dục giới tính là dạy chỉ sinh lý học. Và đứa trẻ đơn giản chán ngắt; nó không quan tâm. Nó đơn giản muốn sự thật.

Bằng cách nào trẻ con đến, chúng đến từ đâu? Chỉ nói điều đó. Và đừng bao giờ cố gắng cho nó nhiều thông tin hơn nó cần và nó hỏi vì, bởi vì điều đó cũng đang xảy ra, nơi mà ý tưởng đã trở nên thịnh hành rằng trẻ con phải được cho giáo dục giới tính. Bởi vậy bố mẹ ở trong vội vã. Thậm chí nếu đứa trẻ không yêu cầu, họ cứ rót kiến thức của họ cái mà họ gom được từ sách vở. Trẻ con đơn giản cảm thấy chán. Trừ khi câu hỏi nảy sinh trong đứa trẻ, không có nhu cầu nói bất cứ cái gì. Khi câu hỏi nảy sinh không có nhu cầu giấu bất cứ cái gì.

17. Mối thù sâu thẳm

Cha tôi đã viết cho tôi nhiều bức thư xin lỗi, xin tôi hãy tha thứ cho ông về nhiều chuyện, tôi nói: “Con có thể tha thứ, nhưng con không sẽ không bao giờ quên việc cha bắt con làm. Cha đã đe dọa con phải theo ý của cha, để học ngành mà cha muốn, chỉ vì lý do ngành ấy kiếm ra nhiều tiền hơn. Cha quan tâm tiền hơn cả quan tâm mong muốn của con. Cha chỉ muốn con sống vì tiền, đó là điều con không bao giờ có thể quên được, dẫu rằng con đã tha thứ cho cha từ lâu rồi. Mà thật ra, chẳng có gì để tha thứ, con chưa bao giờ xem trọng lời khuyên của cha cả. Con nghe, nhưng con không quan tâm bởi vì con biết mình muốn gì và sẽ phải làm gì để có được điều mình muốn. Con từ đầu đã không bận tâm lời khuyên của cha, nên cha không cần bận tâm chuyện xin con tha thứ nữa.”

Đó là lý do tại sao Phật lại nói rằng trừ khi bạn giết chết cha mẹ của bạn thì bạn sẽ không bao giờ có thể tự do. Giết cha mẹ ở đây nghĩa là giết chết tiếng nói của cha mẹ trong đầu của bạn, giết chết thứ lương tâm sai trái bên trong bạn, từ bỏ mọi ý tưởng ngu ngốc và bắt đầu sống cuộc đời của chính mình theo nhận thức của mình. Hãy nhớ, ý thức cần được nâng lên cao hơn và lương tâm thì cần phải bị hạ bớt xuống thấp hơn. Dần dần lương tâm phải biến mất hoàn toàn và chỉ ý thức thuần khiết tồn tại. Ý thức chính là luật - hãy để nó là luật duy nhất. Sau đó bất cứ gì bạn cảm thấy, nó chính là cuộc sống của bạn. Bạn phải tự mình quyết định. Nó không phải cuộc đời của bất cứ ai khác, không ai có quyền quyết định ngoại trừ bạn. Tôi không nói rằng bạn sẽ luôn đúng đâu - thỉnh thoảng bạn sẽ làm sai gì đó. Nhưng nó là một phần của tự do của bạn và một phần của việc trưởng thành. Nhiều lần bạn sẽ lạc đường nhưng điều đó hoàn toàn tốt thôi - đi lạc là một trong những cách để trở về nhà. Một người mà không bao giờ làm bất cứ gì sai sẽ không bao giờ có khả năng thưởng thức những hành động đúng. Anh ta chỉ là một cỗ máy, một nô lệ - một dạng nô lệ tâm thần.

Một đứa trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ nó, trong thời gian khá lâu - ít nhất 21-25 năm. Đó là khoảng thời gian dài, gần như 1/3 cuộc đời nó và toàn bộ 1/3 ấy đã bị cha mẹ khai thác vào trong chuyện thiết lập tư duy, áp đặt tư tưởng. Hãy nghĩ về điều đó - thật là một sự thật tàn bạo khủng khiếp - 25 năm cảnh nô lệ đủ để phá hủy cuộc đời một con người vì một khi đã bị thiết lập, rất khó để cho người ta quên.

Đó là lý do tại sao thật khó để nhảy vào trong thực tại và bắt đầu sống cuộc đời của bạn. Tất nhiên, lúc ban đầu bạn sẽ run rẩy, bạn sẽ rùng mình nhiều lần, bởi vì một cách tự nhiên bạn sẽ biết rằng mình đang đi đến chỗ chống lại cha mẹ, bạn sẽ đi đến chỗ chống lại xã hội. Xã hội là bước chuyển đổi lớn hơn từ mô hình mẫu của cha mẹ, cha mẹ bạn không là gì ngoài việc là một đại lý nhỏ của tính xã hội này. Toàn bộ nó là một âm mưu: cha mẹ, thầy cô, chính khách; quan tòa; chủ tịch - tất cả họ đều cho một âm mưu lớn, họ cùng nhau nắm giữ tương lai của mọi đứa trẻ.

Một khi bạn học được thứ gì đó; để xóa bỏ cái bạn đã học là cực kì khó khăn bởi vì sau 25 năm lặp lại thường xuyên liên tục bạn đã bị thôi miên hoàn toàn. Việc giải thôi miên là cần thiết; bạn phải bỏ tất cả mọi ý tưởng đã từng bị áp đặt lên bạn.

Những đứa trẻ tội nghiệp muốn sống sót, muốn tồn tại cho nên chúng bắt đầu học cách thương thuyết; điều đình; mặc cả; thỏa hiệp. Mọi người luôn sẵn sàng thỏa hiệp nếu phải chọn giữa sự sống và cái chết. Nếu bạn đang chết dần trong sa mạc và ai đó có nước, người đó sẽ có quyền để yêu cầu bạn mọi thứ. Anh ta có thể ép bạn làm điều bạn không muốn làm. Đó chính xác là những gì đang xảy ra cho bọn trẻ.

Bọn trẻ không thỏa hiệp trong tự nguyện đâu, chúng bị ép buộc phải làm điều đó trong vui vẻ để trông có vẻ như tự nguyện nhưng dầu vậy nó vẫn là ép buộc, bạo hành.

Bạn có thể quan sát bất cứ đứa trẻ nào. Mọi đứa trẻ đều cố gắng kháng cự, chúng chiến đấu cho đến phút cuối cùng, mọi đứa trẻ đều tạo ra rắc rối cho cha mẹ, mọi đứa trẻ đều cố hết sức theo cách của chúng để trốn khỏi những áp đặt nhưng cuối cùng cha mẹ vẫn nắm được chúng bởi vì họ mạnh hơn. Nó đơn giản là vấn đề về việc ai mạnh hơn sẽ thắng, ai yếu hơn thì thua.

Vậy nên nó không phải là không tự nhiên khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên và chúng bắt đầu cảm thấy thù hằn cha mẹ chút ít; chúng sẽ muốn trả thù. Phản ứng ấy là rất tự nhiên. Thật khó để tha thứ cho cha mẹ - đó là lý do tại sao toàn thể xã hội dạy bạn phải tôn trọng họ. Nếu bạn không thể tha thứ cho họ thì ít nhất hãy tôn trọng họ; nếu bạn không thể yêu họ, ít nhất hãy tôn trọng. Nhưng sự tôn trọng ấy là giả vờ; không có thật. Sâu bên trong bạn vẫn còn nguyên đó sự tức giận vì họ đã thiết lập bạn như một cỗ máy vô tri chỉ bởi vì họ mạnh hơn.

Nếu nhưng gì tôi đang nói được lắng nghe đúng; nếu những gì tôi đang nói có thể trở thành điều được thịnh hành trên thế giới ngày nào đó, vậy thì bọn trẻ sẽ thực sự yêu mến cha mẹ chúng. Vậy thì bọn trẻ sẽ thật sự ở trong sự hòa hợp với cha mẹ chúng bởi vì cha mẹ sẽ không trở thành kẻ thù; nhưng là bạn.

18. Cha mẹ: công việc thiêng liêng


Tôi nói với cha tôi: “Công việc của một người cha, là giúp đỡ con làm điều con muốn, là bảo vệ con khỏi nguy hiểm và hướng dẫn con khi con yêu cầu, chứ không phải ra lệnh hay cấm đoán con hết thứ này đến thứ khác.”

Cha tôi luôn nói: “Nếu biết làm cha khó như thế này, ta sẽ không bao giờ...”

Công việc của cha mẹ là rất tinh tế và quý giá, bởi vì toàn thể cuộc sống của đứa con phụ thuộc vào điều đó. Đừng cho bất kì sự áp đặt nào lên đứa trẻ, dù là sự áp đặt tích cực - nhưng hãy giúp đứa con theo mọi cách có thể được để làm điều nó muốn làm.

Điều này nên được trở thành nguyên tắc: Đứa trẻ nên được giúp đỡ để lắng nghe cơ thể của nó, lắng nghe nhu cầu của chính nó. Điều căn bản cho cha mẹ là hãy canh gác đứa trẻ khỏi ngã xuống rãnh, khỏi những thiệt hại vật lý. Mọi kỷ luật khác đều là tiêu cực.

Hãy nhớ từ ấy “tiêu cực”, không phải chương trình tích cực nhưng là một sự bảo vệ tiêu cực. Bởi vì trẻ con vẫn là trẻ con, chúng có thể làm gì đó gây hại cho chính chúng, làm thương tổn, què quặt. Cả điều đó nữa, đừng yêu cầu bọn trẻ không được làm nhưng hãy giải thích cho chúng nghe. Đừng tạo ra bất cứ sự áp đặt nào cả nhưng hãy để chúng lựa chọn. Bạn đơn giản chỉ cần giải thích toàn bộ tình huống. Những đứa trẻ thì rất dễ tiếp nhận, nếu bạn có đủ tôn trọng cho chúng, chúng sẽ sẵn lòng lắng nghe, sẵn sàng thấu hiểu. Sau đó hãy để chúng lại với sự hiểu biết của chúng. Tình huống đó sẽ chỉ xảy ra trong vài năm lúc ban đầu thôi; rồi thì chúng sẽ sớm được bắt rễ vào trong sự thông minh của chúng và bạn sẽ không cần phải bảo vệ hay canh gác chúng nữa. Bạn sẽ có thể để chúng di chuyển trên đường riêng của chúng.

Tôi có thể hiểu nỗi sợ hãi của những bậc cha mẹ rằng đứa trẻ có thể đi theo những hướng mà họ không thích nhưng đó là vấn đề của bạn. Con của bạn không sinh ra chỉ để tuân theo những điều bạn thích hoặc không thích. Chúng có cuộc đời riêng của chúng để sống, bạn nên chúc phúc cho chúng được sống cuộc đời mà chúng muốn, dù cho nó là gì.

Bất cứ khi nào bạn đi theo tiềm năng của bạn, bạn sẽ luôn trở thành tốt nhất. Bất cứ khi nào bạn lạc đường khỏi tiềm năng của bạn, bạn trở nên tầm thường.

Toàn thể xã hội đầy ắp người tầm thường bởi vì lý do đơn giản rằng không ai là những gì mà định mệnh của họ đáng ra phải là. Họ luôn là ai đó khác và bất cứ cái gì họ làm họ không thể làm tốt nhất được, họ cũng không thể cảm thấy được hoàn thành, họ không thể hân hoan.

Vậy nên công việc của cha mẹ là rất tinh tế, quý giá nữa bởi vì toàn bộ cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào đó. Đừng trao cho nó bất cứ chương trình tích cực nào. Hãy giúp nó trong mọi cách có thể mà nó muốn.

Công việc của người cha hay người mẹ là lớn lao, bởi vì họ đang đem một vị khách mới vào thế giới - người có rất nhiều tiềm năng đang tiềm ẩn bên trong. Những đứa trẻ đó đến với thế giới này với những sứ mệnh tiềm ẩn và chúng chỉ có thể hạnh phúc khi đạt được sứ mệnh đó của chúng, nảy mầm hạt giống mà chúng mang sẵn trong mình.

Cho nên, các bậc cha mẹ chừng nào còn chưa biết cách giúp đỡ đứa trẻ nở hoa theo đúng tiềm năng của nó - không phải tiềm năng cha mẹ muốn chúng trở thành - thế thì cha mẹ cũng chỉ là một dạng cai ngục của nhà tù.

Hạnh phúc mỗi người là khác nhau

Không cha mẹ nào muốn con cái của họ không hạnh phúc, họ muốn chúng hạnh phúc chứ. Nhưng chẳng qua cách suy nghĩ và hành động của họ thì sai. Họ nghĩ nếu những đứa trẻ trở thành bác sĩ, nếu chúng trở thành giáo sư, kĩ sư, nhà khoa học thế thì chúng sẽ hạnh phúc. Họ không biết rằng bọn trẻ chỉ có thể hạnh phúc khi nó được trở thành những gì mà chúng muốn trở thành, chúng chỉ có thể trở thành thứ mà hạt mầm sâu thẳm bên trong chúng muốn được nở hoa. Vậy nên hãy giúp đỡ đứa trẻ trong mọi cách để cho chúng tự do, trao cho chúng cơ hội. Nếu đứa trẻ hỏi người mẹ thứ gì, đa phần, người mẹ thậm chí không nghe xem nó hỏi gì, họ chỉ đơn giản nói “Không”. Không là một từ quyền lực, “Có” hay “Ừ” thì không. Cho nên các cha mẹ thường không muốn nói từ “Ừ” chút nào, thậm chí cho những thứ bình thường nhất.

Đứa trẻ muốn chơi ngoài sân “Không”, nó muốn đi ra ngoài trong khi trời mưa và muốn tắm mưa “Không, con có thể bị cảm”. Một cơn cảm đâu phải ung thư, nhưng một đứa trẻ cứ bị cấm hết mọi thứ, từ việc nhảy nhót trong cơn mưa cho tới mọi sự, đó là cách con người dần dà đánh mất mọi niềm vui. Một cơn cảm lạnh có thể đáng giá một kinh nghiệm quý, trên thực tế bạn càng bảo vệ đứa trẻ nhiều thì nó càng trở nên mong manh và yếu ớt hơn. Bạn càng cho phép nó nhiều thì nó sẽ càng trở nên miễn dịch nhiều hơn, đề kháng mạnh hơn.

Cha mẹ phải học cách để nói “Ừ”. Trong 99 trường hợp họ thường nói không, họ chỉ muốn bày tỏ quyền lực của họ. Mọi người không thể trở thành tổng thống của một đất nước, không thể có quyền lực đối với hàng triệu người nhưng mọi người đều có thể trở thành một người chồng, áp quyền lãnh đạo lên người vợ; mỗi người vợ có thể trở thành một người mẹ, họ cùng nhau áp quyền lực lên đứa trẻ; mọi đứa trẻ đều có thể có một con gấu bông và nó sẽ áp quyền lực lên con gấu bông như là đá con gấu bông từ góc này sang góc kia, tát con gấu, cái tát đó nó thật sự muốn trao đến cho cha và mẹ nó. Con gấu bông tội nghiệp không có ai dưới quyền nó để mà trút giận cả.

Đây là sự độc tài, sự phô trương quyền lực của cả xã hội.

Những gì tôi đang nói về việc tạo ra một môi trường tự do cho đứa trẻ, mong rằng những ai đã nghe thì sẽ nói "ừ” nhiều hơn và nói “không” ít hơn, thế thì quyền lực độc tài trong xã hội sẽ biến mất, chúng ta sẽ có một xã hội nhiều nhân tính hơn.

Vậy nên nó không chỉ là vấn đề cho những đứa trẻ. Những đứa trẻ này sẽ sớm trở thành chủ nhân của một xã hội mới, thế giới mới. Đây là vấn đề cho cả loài người.

19. Không nghe lời, là tốt

Tôi luôn làm điều ấy trở thành rất rõ ràng với mọi người trong gia đình, tôi nói: “Không phải là con không nghe lời, con sẽ nghe lời chứ, nếu như lời của mọi người là đúng, nếu như mọi người có thể thuyết phục con, chứng minh cho con điều mọi người nói là hoàn toàn chính xác, hợp lý, có cơ sở. Bằng không, tại sao con phải nghe? Mọi người có dám cam kết rằng tất cả những lời mọi người nói ra là tuyệt đối đúng hay không? Nếu mọi người dám cam kết, con sẽ nghe theo. Dù sao mọi người cũng chẳng bao giờ dám cam kết điều này vì chúng ta đều biết, chẳng ai luôn luôn đúng cả. Cho nên nếu mọi người không thể cam kết rằng mình luôn đúng thì xin hãy tôn trọng con, xin hãy khiêm tốn và cho con được lựa chọn, được suy nghĩ, đừng bắt con phải nghe lời một cách mù quáng, nhưng hãy thuyết phục con bằng lý lẽ của mọi người và rồi để cho con quyết định xem rằng lời của mọi người có đáng để nghe hay không.”

Bạn đã nghe câu chuyện trong kinh thánh kể rằng Thượng đế tống Adam và Eva ra khỏi vương quốc của ngài - vườn Eden. Điều này về căn bản là sai: bởi hai lý do.

Thứ nhất: lý do tại sao ngài tống họ ra là rất độc đoán - vì họ đã không vâng lời ngài. Ngài dường như là ông bố rất bình thường, quá bình thường, cuồng tín! Việc nổi dậy kiểu trẻ con, nhỏ bé, vốn là một phần của tự nhiên, một phần của trưởng thành... Chúng ta phải biết ơn vô cùng tới Adam và Eva bởi vì họ đã không vâng lời. Đó là bắt đầu của nhân loại, đó là bắt đầu của cách mạng, đó là bắt đầu của trưởng thành, của chín chắn, của tự do, của nhận thức về nhân phẩm. Họ đã nổi dậy chống lại việc là con vật. Mọi loài động vật khác trong vườn địa đàng có lẽ đều là những tín đồ ngoan đạo, nghe lời, tuân theo mệnh lệnh mà thậm chí không hỏi lại câu nào. Đó là lý do tại sao chó vẫn là chó, chim ưng vẫn là chim ưng, trâu vẫn là trâu, lừa dù chúng có vẻ thánh thiện và linh thiêng thế nào, vẫn là con lừa. Duy nhất con người đã trưởng thành; trưởng thành của con người bắt đầu với nổi dậy.

Việc nổi dậy là đơn giản - mọi đứa trẻ đều phải trải qua điều đó. Một khoảnh khắc tới khi đứa trẻ phải nói không, nó khăng khăng nói không. Thực ra, chừng nào đứa trẻ chưa học nói không, nó sẽ không bao giờ có khả năng nói có, có của nó sẽ bất lực nếu không có bối cảnh của không. Cái không nền tảng được cần như bảng đen; chỉ trên bảng đen nền tảng của cái không đó, cái có mới hiện lên một cách rõ ràng được.

Thượng đế trong kinh thánh đã phủ nhận quyền nền tảng của nó để nói không, và trong chính việc phủ nhận đó ngài đã phủ nhận sự trưởng thành tối thượng của con người để nói có. Toàn thể câu chuyện này đâm ra là cuồng tín và xấu xí.

Thứ hai, bạn có thể tống con người tới chỗ nào được? Toàn thể sự tồn tại này đều là vườn Eden, không còn chỗ nào khác, không có nơi khác, thời gian khác. Toàn thể vũ trụ là thiêng liêng, cho nên bất kì chỗ nào bạn hiện hữu, bạn đều ở trong Vườn Eden. Bạn đang ở trong vườn rồi, và ý tưởng rằng bạn đã bị tống ra khỏi vườn và bạn phải quay lại vườn đang tạo ra rắc rối cho bạn, toàn thể khổ của bạn, toàn thể ác mộng của bạn. Không nhận ra bạn ở đâu, bạn khao khát cái gì đó mà không thể được, bởi vì đây là chỗ đó rồi.

Chúng ta đã tạo ra một nhân loại kì lạ thế, và toàn thể lý do căn bản của toàn thể trái đất điên này, nhân loại điên này, là tôn giáo, tâm linh. Tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thượng đế, tìm kiếm đỉnh núi và bạn đã đánh mất bản thân bạn trong việc tìm kiếm này.

Chỉ có một việc tìm kiếm thôi - tìm ra bản thân bạn - và để làm điều đó bạn cần không đi bất cứ chỗ nào khác. Để làm điều đó bạn phải rút ra khỏi mọi ham muốn, tham vọng, mục đích của bạn. Bạn phải quay trở về nhà.

Bạn cần phải hiểu rõ ý của tôi khi tôi dùng từ "Bất tuân, không vâng lời” trong các câu chuyện. Nó không mang ý nghĩa như trong từ điển. Ý của tôi về việc không vâng lời không phải là chuyện bị sai bảo, hay trong phản ứng, làm ngược lại những gì người khác muốn mình làm.

Sự vâng lời không cần đến trí thông minh. Tất cả các loại máy móc đều biết vâng lời,- chưa bao giờ có một loại máy móc nào bất phục tùng cả. Sự vâng lời cũng rất đơn giản. Nó nhấc cho bạn gánh nặng trách nhiệm. Không cần phải phản ứng, bạn chỉ việc đơn giản làm theo những gì người ta nói. Trách nhiệm là của người đưa ra mệnh lệnh. Theo một cách nhất định bạn rất tự do: bạn không thể bị lên án vì hành động của chính mình.

Sau Thế chiến thứ hai, tại tòa án Nuremberg, rất nhiều thuộc hạ cao cấp của Adolf Hitler cứ khăng khăng là họ không chịu trách nhiệm, và họ không cảm thấy mình có tội. Họ đơn giản chỉ tuân lệnh mà thôi - họ làm những gì người ta sai khiến, và họ làm những việc đó một cách hiệu quả nhất có thể.

Vậy nên nếu bạn muốn trừng phạt, hãy trừng phạt người đưa ra những mệnh lệnh kia. Thế nhưng người ta lại đang trừng phạt những kẻ chỉ đơn giản làm theo những điều được rao giảng và tuyên truyền - những kẻ phục tùng mệnh lệnh.

Phục tùng mệnh lệnh chỉ là sự ngu dốt,- việc bất tuân mệnh lệnh mới cần đến một chút thông minh ở mức độ cao hơn. Bất kỳ một thằng ngốc nào cũng có thể tuân lệnh, trên thực tế thì chỉ có kẻ ngu dốt mới phục tùng mệnh lệnh thôi. Người khôn thì sẽ hỏi tại sao? - "Tại sao tôi lại phải làm việc đó?", và, "Trừ khi tôi được biết lý do và mục đích của việc đó, còn không thì tôi sẽ chẳng đụng chạm đến nó đâu". Rồi người đó sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Trách nhiệm không phải là trò đùa. Đó là một trong những cách sống thật nhất - mà cũng nguy hiểm nữa - nhưng nó không có nghĩa là bất tuân mệnh lệnh vì mục đích của những kẻ bất tuân. Như thế thì cũng chỉ là ngu dốt mà thôi.

Thế nhưng với việc làm trái ngược những gì người ta sai bảo bạn cũng không thể nâng trí thông minh của mình lên một mức cao hơn được. Bạn vẫn ở cái tầm ấy thôi. Việc vâng lời hay không vâng lời chẳng thể thay đổi trí thông minh được. Đối với tôi bất tuân lại là một cuộc cách mạng vĩ đại.

Nhưng nó không có nghĩa là bạn sẽ nói không trong mọi tình huống. Đơn giản nó chỉ có nghĩa là bạn phải quyết định có nên làm việc đó hay không, liệu việc đó có ích hay không. Làm như vậy là bạn đã gánh lấy trách nhiệm rồi. Vấn đề không phải là bạn ghét cái người ra lệnh hay ghét bị sai bảo, vì với sự căm ghét đó bạn không thể hành động theo cách tuân lệnh hay bất tuân; thực ra là bạn đang hành động một cách vô thức đấy. Bạn không thể hành động một cách thông minh được.

Khi bạn bị sai bảo làm một việc gì, bạn có được cơ hội để đáp lại. Có thể những gì người ta sai bảo là đúng; thế thì hãy làm theo, và hãy biết ơn người đã nhắc bạn làm việc đó đúng lúc. Có thể những điều đó là không đúng - vậy hãy nói rõ. Hãy nói ra lý do của bạn, tại sao nó lại không đúng; rồi giúp người kia hiểu rằng anh ta đang suy nghĩ chệch đường rồi. Tuy nhiên, sẽ không có chỗ cho sự thù ghét đâu. Nếu đúng thì hãy làm theo bằng tình yêu.

Nếu nó không đúng, thì sẽ càng cần có nhiều tình yêu hơn nữa, vì bạn sẽ phải nói chuyện với người kia, giải thích cho người đó hiểu rằng như vậy là không đúng.

Bất tuân không phải là trí tuệ, không phải là làm ngược lại mọi mệnh lệnh và cảm thấy tức giận, căm ghét rồi trả thù người ra lệnh. Con đường bất tuân là con đườngcủa trí tuệ tuyệt vời.

Vậy nên vấn đề cuối cùng không phải là tuân theo hay bất tuân. Nhìn sâu vào thực tế, nó đơn giản chỉ là vấn đề về sự thông minh - hãy cư xử một cách thông minh. Có khi bạn phải tuân theo, cũng có khi bạn phải nói: "Rất tiếc, tôi không làm vậy được". Tuy nhiên, không có chuyện căm ghét, phẫn nộ hay trả thù ở đây. Nếu lòng căm thù, sự giận dữ hay mong muốn trả thù phát sinh trong bạn, đơn giản nó có nghĩa là bạn hiểu rằng những gì người ta sai bảo là đúng, nhưng nghe theo là đi ngược với cái tôi của bạn; nó làm tổn thương cái tôi của bạn. Và cảm giác bị tổn thương đó sẽ bộc lộ dưới dạng thù ghét, căm phẫn.

Thế nhưng vấn đề không phải ở cái tôi của bạn; vấn đề là bạn phải hành động như thế nào - và bạn phải vận động hết trí thông minh của mình để xác định việc đó. Nếu nó đúng thì tuân theo; nếu nó sai thì không làm, thế thôi. Không có mâu thuẫn, không có cảm giác bị tổn thương.

Nếu tuân theo thì dễ hơn; bạn không phải giải thích với ai cả. Nhưng nếu bạn không tuân theo, bạn cần phải giải thích. Và có thể lời giải thích của bạn không đúng. Lúc đó bạn phải quay lại và làm theo. Một người cần phải sống một cách thông minh - thế thôi. Và như vậy tất cả những gì người đó làm đều là trách nhiệm của người đó.

Thực tế là ngay cả những người tài giỏi nhất cũng không biết sống một cách thông minh. Martin Heidegger, một trong những người trí thức vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, lại là một thuộc cấp của Adolf Hitler. Và sau khi Hitler thất bại và những hành động thú tính, dã man, sát nhân, bạo lực của hắn ta phơi bày thì ngay cả Martin Heidgeer cũng phải lùi lại mà nói: "Tôi chỉ đơn giản đi theo người lãnh đạo đất nước".

Thế nhưng công việc của một nhà triết học không phải là đi theo người lãnh đạo đất nước. Thực ra nhiệm vụ cơ bản của một vị triết gia là dẫn dắt những người lãnh đạo đất nước chứ không phải đế cho họ dẫn dắt mình, bởi nhà triết học không tham gia vào các hoạt động chính trị nên có tầm nhìn rõ ràng hơn. Nhà triết học đứng nhìn từ xa và có thể thấy những thứ mà những người trong cuộc không thể thấy. Thế nhưng việc chối bỏ trách nhiệm dễ dàng hơn nhiều...

Nếu Adolf Hitler chiến thắng, tôi dám chắc là Martin Heidgeer sẽ nói rằng: "Ông ấy chiến thắng là nhờ đi theo triết lý của tôi". Và tất nhiên là ông ấy tài giỏi hơn nhiều so với Adolf Hitler. Adolf Hitler chỉ là một kẻ thiểu năng trí tuệ. Thế nhưng quyền lực.

Chúng ta được dạy phải nghe theo những người có quyền lực - cha mẹ, thầy cô, mục sư, Thượng Đế. Và chúng ta được dạy là những người nắm giữ quyền lực thì luôn luôn đúng: "Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh". Và bạn phải tuân theo nó. Việc này thật đơn giản vì nó không cần đến trí thông minh. Nó đơn giản vì người ta không bao giờ có thể nói rằng đó là trách nhiệm của bạn, rằng những gì xảy ra là trách nhiệm của bạn.

Đứa trẻ loài người là đứa trẻ yếu ớt nhát trong toàn thể sự tồn tại. Điểm yếu của nó hóa ra lại là một phúc lành được ngụy trang, nhưng cũng có thể bị bao phủ quá mức - và đó là những gì đã được hoàn thành trong hàng thế kỉ. Cha mẹ không bao giờ cho phép sự yếu ớt; sự vô dụng và phụ thuộc của đứa trẻ trở thành sự độc lập, sức mạnh, toàn vẹn, cá tính... Mục đích của họ là giữ cho đứa trẻ vẫn giữ nguyên tình trạng nghe lời - điều này là tự nhiên thôi vì chỉ những đứa trẻ nghe lời mới không tạo ra rắc rối. Một đứa trẻ bất tuân sẽ cứ liên tục tạo ra rắc rối mà thôi, nhưng một đứa trẻ bất tuân mới thật là một con người.

Đứa trẻ vâng lời chỉ đơn giản như một đống phân bò. Một đứa trẻ không thể nói không, chúng không có quyền nói không. Và nếu một đứa trẻ không thể nói không tới thứ nó không muốn, thì cái “có” của nó cũng là vô nghĩa. “Có” là có nghĩa chỉ khi đứa trẻ ấy có khả năng nói “không”. Sau đó tùy thuộc vào sự thông minh của đứa trẻ mà nó quyết định “có” hay “không”. Nhưng thật dễ dàng cho cha mẹ khi đứa trẻ luôn luôn nói “có” - tức là nói “vâng”. Nó sẽ được thưởng cho sự vâng lời và nó sẽ bị phạt khi không vâng lời. Tình thế tương tự như vậy ở trường học nữa, giáo viên muốn bạn trở nên vâng lời, dễ bảo, chỉ thế thì mới dễ dàng cho họ trong việc kiểm soát bạn, kiềm chế bạn, thống trị bạn

20. Cha mẹ hãy học nghệ thuật của việc không làm gì cả.

Lúc ấy tôi còn nhỏ xíu, ông nội cứ luôn muốn nắm tay tôi khi chúng tôi cùng đi dạo buổi sáng. Hết lần này đến lần kia tôi phải năn nỉ ông: "Con không muốn ông nắm tay con mãi. Con tự đi được. Con có thể sẽ vấp ngã, va vào đá hay lọt xuống hố, thì sao chứ? Con sẽ tự học cách đứng lên và đi tiếp. Ông cứ nắm tay con như vậy con không cảm thấy được tự do chút nào và điều đó sẽ khiến con bức bối. Hơn nữa, ông có thể nắm tay con được bao lâu? Ông có dám hứa sẽ nắm nó mãi mãi không? Nếu không, tốt hơn ông nên để con học cách tự đi bằng đôi chân mình và hành động với đôi tay của mình. Xin đừng nắm tay con nữa."

Nếu bạn nhìn vào khuôn mặt của những đứa trẻ khi chúng mới được sinh ra bạn sẽ thấy, chúng thật tươi mới làm sao vì vừa đến từ đầu nguồn cuộc sống, bạn sẽ nhận ra một sự hiện diện mà không thể nào gọi tên được, không thể định nghĩa được.

Đứa trẻ thật sống động và tươi mới. Bạn không thể định nghĩa dạng sự sống này nhưng nó ở ngay đó, bạn có thể cảm nhận nó. Bạn có thể ngửi thấy cái mùi tươi mới đó xung quanh đứa trẻ. Hương thơm đó dần dần, từ từ biến mất. Nếu không may đứa trẻ ấy trở thành người thành công - một người nổi tiếng hay một chính khác, một giáo chủ - thế thì nó bắt đầu bốc mùi hôi. Nó đã đến với một mùi hương tuyệt vời, không thể đong đếm, không thể định .nghĩa, không thể gọi tên nhưng thật đáng tiếc khi thứ mùi hương tuyệt vời ấy của cuộc sống cứ dần biến mất. Nếu bạn nhìn sâu vào mắt đứa trẻ bạn sẽ không thấy đáy của nó đâu cả, trong veo, tinh khiết, sâu thăm thẳm. Thật không may, cách mà xã hội phá hủy nó, sớm muộn gì đôi mắt ấy cũng bị cạn đi, bị hời hợt, bởi vì hết lớp này đến lớp nọ của các điều kiện bị áp đặt lên nó, độ sâu đó bị cạn dần đi bởi những thứ rác rưởi, dần dà nó cạn và không còn trong veo nữa. Nhưng chính sự trong veo ấy mới là khuôn mặt bản chất của con người.

Đứa trẻ mới sinh không có suy nghĩ nào. Nó có thể suy nghĩ về cái gì chứ? Để suy nghĩ người ta cần quá khứ, suy nghĩ cần vấn đề. Đứa trẻ không có quá khứ, nó chỉ có tương lai. Nó chưa có vấn đề nào cả. Không cơ hội nào để suy nghĩ. Đứa trẻ vẫn có nhận thức đấy - nhưng vô suy nghĩ. Đây chính là bản tính nguyên thủy của nó, của con người. Bạn có thể đã quên nhưng bản tính nguyên thủy ấy vẫn còn đó bên trong bạn, chờ đợi một ngày được khám phá trở lại. Tôi đang nói là khám phá lại bởi vì bạn đã khám phá nó rất nhiều lần trong các kiếp quá khứ của bạn, nhưng mỗi lần sinh bạn lại quên.

Thậm chí, có lẽ rất nhiều khoảnh khắc trong kiếp sống này bạn đã tiến đến gần với việc khám phá lại bản tính nguyên thủy của mình, để biết, để cảm nhận, để trở lại nó một lần nữa. Nhưng thế giới có quá nhiều thứ lôi kéo bạn, hàng ngàn thứ chia ra hàng ngàn hướng kéo bạn, đẩy bạn, lôi bạn đi. Nó kéo cho bạn té nhào, rách ra trăm mảnh. Thật là một phép màu khi người ta có thể giữ cho bản thân họ nguyên vẹn. Bởi vì với lực kéo vé mọi phía đó đáng lẽ một tay của bạn đang đi về phía bắc, tay còn lại rời vào phía nam, cái đầu hướng lên trời, mọi bộ phận ở một nơi khác nhau. Thật là phép màu kì diệu khi bạn có thể tiếp tục duy trì bản thân mình, có lẽ sức ép từ mọi phía quá lớn đến nỗi vẫn còn giữ bạn lại mà không bị xé ra thành nhiều mảnh. Bạn thật sự đang bị đẩy hoặc kéo hoặc ép từ mọi phía.

Nếu như có một cơ hội nào đó để bạn nhìn thấy bản thể nguyên thủy của mình, bạn sẽ không thể nào nhận ra nó, nó sẽ trông giống như một người lạ. Có lẽ một vài khoảnh khắc nào đó trong đời, do tai nạn tình cờ nào đó, bạn đã vô tình thấy chính bản thể mình nhưng bạn đã không kịp nói “Xin chào” bởi vì bản thể ấy trông quá lạ lẫm, đôi khi cũng có thể do một nỗi sợ sâu kín bên trong đã luôn ngăn bạn nói “xin chào” với người lạ.

Làm sao để “cứu” gương mặt nguyên thủy - bản thể nguyên thủy ấy cho những đứa trẻ? Thật ra bạn không phải làm bất cứ gì - một cách trực tiếp cả. Bất cứ gì được tác động một cách trực tiếp đều hóa thành sự làm phiền. Bạn phải học nghệ thuật của việc không làm gì cả.

Đây là một nghệ thuật cực khó. Nó không giống như việc bạn phải làm để bảo vệ hay cứu đứa trẻ khỏi tai họa, ngược lại, bất cứ thứ gì bạn làm đều sẽ làm méo mó cái bản thể gốc ấy. Bạn phải học nghệ thuật không làm gì cả. Bạn phải học cách đứng ở xa, tránh xa con đường của đứa trẻ. Bạn phải trở nên rất can đảm bởi vì nó là cảm giác rất mạo hiểm và rủi ro khi để đứa trẻ lại một mình với chính nó.

Trong hàng ngàn năm chúng ta đã được bảo rằng nếu đứa trẻ bị bỏ lại một mình, nó sẽ trở nên một người mọi rợ. Điều đó tuyệt đối vô nghĩa. Tôi đang ngồi phía trước bạn - bạn nghĩ tôi có phải kẻ mọi rợ không? Tôi đã sống toàn bộ thời thơ ấu mà không có sự can thiệp của cha mẹ. Vâng, điều đó có thể đã tạo ra rất nhiều rắc rối cho họ, cả rắc rối cho tôi nữa nhưng nó quả thật rất đáng giá. Bản thể nguyên thủy của đứa trẻ quá quý giá đến nỗi không một rắc rối nào có thể mang ra so sánh. Nó là vô giá và nếu bất cứ giá nào bạn phải trả cho nó, vẫn là rẻ. Niềm vui của cái này mà bạn tìm thấy bản thể nguyên thủy của chính mình, cùng một vẻ đẹp như ngày nó được sinh ra đời, cùng một loại ngây thơ, trong trắng, cùng một sự tinh tuyền, cùng một niềm vui, niềm hạnh phúc, sự sống động... bạn còn mong đợi gì hơn thế?

Bạn không thể cho đứa trẻ bất cứ gì, bạn chỉ có thể lấy đi. Nếu bạn thật sự muốn trao cho đứa trẻ một món quà, đây là thứ quà duy nhất có thể: không làm phiền nó. Hãy chấp nhận mọi loại rủi ro và để cho đứa trẻ đi sâu vào miền đất mới, miền đất còn chưa được biết tới, chưa được vẽ trên bản đồ, chưa được thám hiểm. Điều này là rất khó. Một nỗi sợ hãi lớn lao sẽ giữ chặt lấy cha mẹ: Ai biết được điều gì sẽ xảy ra cho đứa trẻ ? Vì nỗi sợ này họ bắt đầu đúc ra một cái khuôn mẫu cố định cho bọn trẻ. Vì nỗi sợ này họ bắt đầu hướng đứa trẻ đi theo những hướng đã được định sẵn, hướng tới những mục tiêu được định sẵn, nhưng họ không biết rằng bởi vì nỗi sợ ấy họ đang giết chết đứa trẻ. Nó sẽ không bao giờ có thế cảm nhận được niềm phúc lạc và nó sẽ không bao giờ biết ơn bạn sâu sắc đâu; nó sẽ luôn mang một mối hận hướng về bạn.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SACH OSHO

https://ilook.asia/sach/toan-tap-tac-pham-bac-thay-osho-60.html